Click here
  • Về FPT
    • Thông điệp Chủ tịch HĐQT
    • Giới thiệu chung
    • Giá trị cốt lõi
    • Lịch sử
    • Tầm nhìn chiến lược
    • Mạng lưới hoạt động
    • Đội ngũ lãnh đạo
    • Trách nhiệm xã hội
    • Giải thưởng
    • Đối tác và khách hàng
  • Hệ sinh thái FPT
    • Công nghệ
    • Viễn thông
    • Giáo dục
  • Nhà đầu tư
    • Đại hội đồng cổ đông
    • Thông tin công bố
    • Báo cáo
    • Thông tin cổ phiếu
    • Quản trị công ty
  • Tin tức và sự kiện
    • Tin tức
  • Cơ hội nghề nghiệp
Menu
  • Về FPT
    • Thông điệp Chủ tịch HĐQT
    • Giới thiệu chung
    • Giá trị cốt lõi
    • Lịch sử
    • Tầm nhìn chiến lược
    • Mạng lưới hoạt động
    • Đội ngũ lãnh đạo
    • Trách nhiệm xã hội
    • Giải thưởng
    • Đối tác và khách hàng
  • Hệ sinh thái FPT
    • Công nghệ
    • Viễn thông
    • Giáo dục
  • Nhà đầu tư
    • Đại hội đồng cổ đông
    • Thông tin công bố
    • Báo cáo
    • Thông tin cổ phiếu
    • Quản trị công ty
  • Tin tức và sự kiện
    • Tin tức
  • Cơ hội nghề nghiệp
Search
Close
  • VN
    • EN
Menu
  • VN
    • EN
  • Thông điệp Ban Lãnh đạo
  • Điểm nhấn năm 2021
  • Chiến lược phát triển
  • Phân tích hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo ESG
Menu
  • Thông điệp Ban Lãnh đạo
  • Điểm nhấn năm 2021
  • Chiến lược phát triển
  • Phân tích hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo ESG
Tải Báo cáo thường niên

Thông điệp Ban Lãnh đạo

Play Video

“Năm 2021, làn sóng Covid-19 tiếp tục gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 62% lao động mất việc, 85% doanh nghiệp đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Hàng triệu trẻ em không được đến trường học. Hàng triệu người dân không còn tiền ăn, ở. Đây là cuộc chiến sinh tử. Với vị thế công ty công nghệ hàng đầu của quốc gia, FPT sẵn sàng với một tinh thần “tái sinh”, chủ động đóng góp theo cách riêng của mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ sinh tồn của con người và doanh nghiệp”.

Ông Trương Gia Bình

Chủ tịch HĐQT FPT

Xem thêm

“Bằng ý chí quyết tâm và sức mạnh công nghệ, FPT đã nhanh chóng phát huy lợi thế, nắm bắt mọi cơ hội để tăng trưởng. Hơn bao giờ hết, chúng tôi thắt chặt sợi dây gắn kết với chính quyền các tỉnh thành, doanh nghiệp, khách hàng Việt Nam và trên phạm vi toàn cầu. FPT ngày đêm dốc toàn lực vừa đồng hành chống dịch, vừa tư vấn, hợp tác xây dựng chiến lược phát triển KTXH, chiến lược chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố. Liên tục đầu tư mở rộng giải pháp và dịch vụ công nghệ mới hoàn thiện hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện cho hàng nghìn doanh nghiệp”.

Ông Nguyễn Văn Khoa

Tổng Giám đốc FPT

Xem thêm

Điểm nhấn năm 2021

2021 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của Tập đoàn trên tất cả các phương diện. Với tinh thần quyết liệt, liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển các giải pháp, dịch vụ công nghệ, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, vận hành, quản trị, FPT đã tiên phong mở lối, lấy công nghệ làm vũ khí, chủ động nhận diện và hiện thực hoá mọi cơ hội, mở rộng thị trường, đảm bảo an toàn, sức khỏe CBNV, đồng hành cùng các doanh nghiệp, tổ chức tăng trưởng kinh tế bền vững.

Con số nổi bật

35.657

2.235
12.686
20.736

Tổng doanh thu theo khối

(tỷ VNĐ)

6.337

1.143
2.395
2.799

Tổng lợi nhuận trước thuế theo khối

(tỷ VNĐ)

Công nghệ
Viễn thông
Giáo dục, Đầu tư và khác
Giá trị vốn hóa
0
tỷ VNĐ
  • 82,1%
Doanh thu
0
tỷ VNĐ
  • 19,5%
Doanh thu
chuyển đổi số
0
tỷ VNĐ
  • 72%
Lợi nhuận
trước thuế
0
tỷ VNĐ
  • 20,4%
Văn phòng,
chi nhánh
0
quốc gia
Nhân sự
0 0
người
Tổ chức
Giáo dục FPT
0
người học quy đổi
Đóng góp
cho cộng đồng
0 ,6
tỷ VNĐ

Giải thưởng tiêu biểu

FPT tiếp tục khẳng định vị thế công ty công nghệ dẫn dắt thị trường thông qua các giải thưởng lớn, uy tín tại Việt Nam và trên thế giới.

Loading...

Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Xem thêm

Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Tại Lễ công bố “50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức, FPT được vinh danh ở hạng mục Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2021 và nằm trong danh sách doanh nghiệp tỷ đô 2020 – 2021. Đây là năm thứ 10, FPT nằm trong bảng xếp hạng “50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam”. Danh sách Top 50 triển khai trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty trong ba năm liên tiếp, dựa vào 03 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Xem thêm

Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam

Tạp chí Forbes Việt Nam lần thứ 9 vinh danh FPT trong bảng xếp hạng 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Theo đó, FPT là công ty công nghệ duy nhất có mặt trong bảng xếp hạng thường niên uy tín này. Thành tích này một lần nữa ghi nhận những nỗ lực của FPT trong việc vượt qua thách thức, đạt kết quả kinh doanh tích cực và không ngừng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế quốc gia.

FPT – Công ty nổi bật châu Á 2021

Xem thêm

FPT – Công ty nổi bật châu Á 2021

Tại cuộc bình chọn Công ty nổi bật châu Á 2021 do Asia Money tổ chức, FPT là công ty công nghệ duy nhất tại Việt Nam được vinh danh. 1.071 giám đốc quỹ đầu tư, chiến lược gia, chuyên gia phân tích/nghiên cứu đã tham gia đánh giá các doanh nghiệp tại 13 quốc gia châu Á dựa trên các khía cạnh như tài chính, đội ngũ lãnh đạo, hoạt động quan hệ nhà đầu tư và các sáng kiến trách nhiệm xã hội.

FPT – Nơi làm việc tốt nhất châu Á

Xem thêm

FPT – Nơi làm việc tốt nhất châu Á

FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) là một trong những doanh nghiệp xuất sắc được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” năm 2021 dựa trên khảo sát độc quyền do Tạp chí HR Asia thực hiện với 30.000 nhân sự từ 581 doanh nghiệp tại Việt Nam. Theo đánh giá của HR Asia, đây là những doanh nghiệp đã tạo ra sự gắn kết nhân viên, đội ngũ, ban lãnh đạo tại nơi làm việc một cách xuất sắc, có chính sách nhân sự vượt trội, chế độ đãi ngộ hấp dẫn và thường xuyên tổ chức các hoạt động nội bộ sôi nổi.

Nơi làm việc tốt nhất ngành CNTT/Phần mềm và Ứng dụng/Thương mại điện tử

Xem thêm

Nơi làm việc tốt nhất ngành CNTT/Phần mềm và Ứng dụng/Thương mại điện tử

Theo công bố của Anphabe, FPT lần thứ hai liên tiếp đạt danh hiệu Nơi làm việc tốt nhất trong ngành CNTT/Phần mềm & Ứng dụng/Thương mại điện tử, đồng thời nằm trong Top 50 Doanh nghiệp Việt có Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2021. Công bố này được thực hiện dựa trên khảo sát 65.213 nhân sự của 595 doanh nghiệp hàng đầu trong 20 ngành nghề.

Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam

Xem thêm

Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam

Sau quá trình đánh giá chuyên sâu và toàn diện bởi các giám khảo cấp cao trong ngành, tại lễ trao giải Cloud & Data Center 2021 do W.Media Asia Pacific tổ chức, FPT Telecom (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) được vinh danh là “Nhà cung cấp Dịch vụ Trung tâm Dữ liệu hàng đầu Việt Nam”.

Top 5 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất

Xem thêm

Top 5 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất

Tại Lễ Công bố Giải cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết năm 2021 do Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Báo Đầu tư tổ chức, FPT được vinh danh Top 5 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất năm 2021 – Nhóm vốn hóa lớn. Đây là năm thứ 4 liên tiếp FPT được vinh danh trong danh sách này. Theo Ban tổ chức, các doanh nghiệp được vinh danh có thể trở thành các ứng viên tiềm năng cho giải quản trị tốt của khu vực ASEAN.

Top 10 Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt nhất

Xem thêm

Top 10 Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt nhất

FPT vinh dự được xướng tên trong Top 10 Doanh nghiệp niêm yết có năng lực quản trị tốt nhất và FPT vinh dự được xướng tên trong Top 10 Doanh nghiệp niêm yết có năng lực quản trị tốt nhất và Top các Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt nhất tại lễ Công bố kết quả chương trình “Đánh giá Năng lực hoạt động Doanh nghiệp – Vietnam the Best Companies” 2021. Chương trình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ đạo triển khai thường niên từ năm 2013 trên cơ sở khảo sát, đánh giá 21 tiêu chí cụ thể, xác thực như doanh thu, lợi nhuận, vòng quay vốn lưu động, chỉ số thanh toán nhanh, đóng góp ngân sách, nguồn nhân lực…

Nhiều giải pháp, nền tảng Made by FPT được vinh danh là giải pháp công nghệ số xuất sắc

Xem thêm

Nhiều giải pháp, nền tảng Made by FPT được vinh danh là giải pháp công nghệ số xuất sắc

Với những đổi mới, sáng tạo và đóng góp quan trọng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới, nhiều nền tảng, giải pháp, sản phẩm công nghệ Made by FPT như akaMes, FPT.iPect, FPT Camera, FPT.HIE, FPT.AI, FPT.eContract, akaBot, akaChain, akaAT, FPT.EagleEye MDR, FPT.SPro… đã được vinh danh tại các giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế như IT World Awards, The Asian Banker, Vietnam Country Awards, Channel Asia Innovation Awards, Giải thưởng Sao Khuê 2021, Giải thưởng thành phố thông minh….

Previous
Next

Hoạt động nổi bật

Cùng với việc đạt tăng trưởng cao ở các chỉ tiêu kinh doanh, trong năm 2021, Tập đoàn cũng đã ghi dấu ấn với nhiều hoạt động nổi bật trên nhiều phương diện, từ kinh doanh, đầu tư, công nghệ đến các hoạt động vì cộng đồng.

Loading...

100 ngày thần tốc xử lý thành công sự cố nghẽn lệnh của Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE)

Xem thêm

100 ngày thần tốc xử lý thành công sự cố nghẽn lệnh của Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE)

Với nguồn lực chuyên gia, kỹ sư công nghệ có nhiều năm kinh nghiệm về nghiệp vụ tài chính chứng khoán, FPT đã thần tốc xử lý sự cố nghẽn lệnh tại hệ thống giao dịch của HoSE, giúp hệ thống giao dịch hoạt động thông suốt, an toàn với công suất gấp 3-5 lần hệ thống cũ, xử lý lên tới 3-5 triệu lệnh/ngày. Ngày 13/10/2021, ghi nhận thành tích xuất sắc trong việc đồng hành giải quyết bài toán lớn của Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính trao tặng Bằng khen cho FPT.

Đầu tư chiến lược vào Nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam – Base.vn

Xem thêm

Đầu tư chiến lược vào Nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam – Base.vn

Tháng 5, FPT công bố đầu tư chiến lược vào Base.vn. Sự cộng hưởng sức mạnh giữa nền tảng công nghệ mở của Base.vn và bề dày kinh nghiệm, năng lực công nghệ của FPT tạo ra xung lực mới thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của 800.000 doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp vào nền kinh tế số vì một Việt Nam hùng cường. Giá trị tạo ra từ thương vụ FPT – Base.vn không chỉ dừng lại ở việc giải bài toán chuyển đổi số của các doanh nghiệp SMEs mà còn phát triển hệ sinh thái sản phẩm của người Việt, đưa trí tuệ Việt Nam vươn tầm thế giới.

Previous
Next

Đầu tư chiến lược vào Intertec International – công ty dịch vụ CNTT 20 năm kinh nghiệm tại châu Mỹ La-tinh

Xem thêm

Đầu tư chiến lược vào Intertec International – công ty dịch vụ CNTT 20 năm kinh nghiệm tại châu Mỹ La-tinh

Thông qua thương vụ này, FPT có quyền tiếp cận và điều phối nguồn lực tại hai trung tâm dịch vụ của Intertec International ở Costa Rica và Colombia, giúp tối ưu hiệu quả việc kết hợp nguồn lực của hai bên tại thị trường châu Mỹ La tinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Tiếp tục mở rộng quy mô trên toàn cầu

Xem thêm

Tiếp tục mở rộng quy mô trên toàn cầu

Nhằm tạo nên chuỗi cung ứng dịch vụ, giải pháp công nghệ, chuyển đổi số vận hành liên tục 24/7, cũng như hỗ trợ khách hàng ngay tức khắc khi cần, trong năm 2021, FPT đã mở ba trung tâm nguồn lực tại Costa Rica, Philippines, Ấn Độ. Tại Việt Nam, FPT cũng đã khai trương trụ sở mới với diện tích sử dụng 102.000 m2 đáp ứng hơn 9.000 chỗ làm việc cho Tập đoàn và các công ty thành viên. Hiện FPT đang có hệ thống 178 trụ sở, văn phòng, chi nhánh tại 26 quốc gia trên toàn cầu.

Thành lập công ty tư vấn chuyển đổi số – FPT Digital

Xem thêm

Thành lập công ty tư vấn chuyển đổi số – FPT Digital

Công ty TNHH FPT Digital được thành lập nhằm hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ chuyển đổi số của Tập đoàn từ khâu tư vấn lộ trình đến triển khai, cung cấp các giải pháp số. FPT Digital sẽ tư vấn chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cho các tổ chức, doanh nghiệp dựa trên ba yếu tố cốt lõi gồm: xu hướng công nghệ, mô hình kinh doanh tối ưu và Phương pháp luận Chuyển đổi số FPT Digital Kaizen. Dịch vụ tư vấn chuyển đổi số của FPT bao gồm 3 lĩnh vực: Tư vấn chuyển đổi số toàn diện, Tư vấn phát triển đội ngũ nhân lực số và Tư vấn phát triển hệ thống công nghệ thông tin.

Previous
Next

Đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Xem thêm

Đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Với vị thế là tập đoàn công nghệ tiên phong trong lĩnh vực CNTT, giàu kinh nghiệm tư vấn, triển khai các dự án chuyển đổi số, trong năm qua, FPT đã và đang đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cho 40 tỉnh thành trên toàn quốc. Dựa trên thế mạnh công nghệ, kinh nghiệm chuyển đổi số của Tập đoàn và đặc thù kinh tế xã hội, lợi thế cạnh tranh của từng tỉnh, thành, FPT sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành phát triển kinh tế – xã hội toàn diện trên cả ba trụ cột kinh tế số, chính phủ số, xã hội số hướng đến mô hình quốc gia số, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới thông qua việc tư vấn lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, chiến lược chuyển đổi số, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số trên quy mô lớn….

Previous
Next

Triển khai chương trình vaccine số FPT eCovax, giúp doanh nghiệp vượt khó trong Covid-19

Xem thêm

Triển khai chương trình vaccine số FPT eCovax, giúp doanh nghiệp vượt khó trong Covid-19

Năm 2021, các doanh nghiệp đối mặt với thử thách sinh tử trong bối cảnh giãn cách cũng như nhiều khó khăn khi hoạt động trở lại trong bình thường mới. FPT eCovax gồm các gói giải pháp FPT eCovax Không chạm, FPT eCovax Pháo đài xanh… đã giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động không gián đoạn ngay trong bối cảnh giãn cách, đảm bảo môi trường làm việc xanh toàn diện, chủ động thích ứng với mọi biến động. Hơn 3.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp cận miễn phí chương trình vaccine số của FPT.

Previous
Next

Khởi xướng thành lập Trường Hy Vọng nuôi dạy 1.000 trẻ em không may mất cha mẹ vì Covid-19

Xem thêm

Khởi xướng thành lập Trường Hy Vọng nuôi dạy 1.000 trẻ em không may mất cha mẹ vì Covid-19

Với mong muốn tạo môi trường để các em nhỏ không may mất cha mẹ vì Covid-19 được chăm sóc, yêu thương, học tập và rèn luyện, biến đau thương thành sức mạnh, từ đó trưởng thành và góp phần xây dựng đất nước trong tương lai, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đã khởi xướng ý tưởng thành lập trường Hy Vọng. Đặt tại Khu đô thị FPT City Đà Nẵng, Trường Hy Vọng sẽ đón nhận 1.000 em trong độ tuổi từ 6 – 18 tuổi trên toàn quốc và cam kết đào tạo trong 20 năm.

Cùng với sự chung tay của 37.180 CBNV, trong năm 2021, FPT đã hỗ trợ 183,6 tỷ đồng cho hơn 100 sự kiện, hoạt động trách nhiệm xã hội, mang lại những giá trị cả về vật chất và tinh thần thiết thực nhất cho 134.494 người trên phạm vi toàn quốc. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng phòng, chống Covid-19; đào tạo nguồn nhân lực số/nguồn nhân lực chất lượng cao; hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn; hiến máu nhân đạo….

Chiến lược phát triển

Giai đoạn 2022 – 2024, Tập đoàn vẫn kiên định theo đuổi định hướng Data Driven – Customer Centric với trọng tâm “Thúc đẩy tăng trưởng nhanh từ việc tập trung phát triển các sản phẩm công nghệ mới, cũng như cung cấp dịch vụ Chuyển đổi số với quy mô lớn”.

Loading...

Tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành CNTT

Năm 2021, thế giới tiếp tục học cách thích nghi linh hoạt và tiến vào bình thường mới sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, làm xáo trộn và thay đổi mọi lĩnh vực kể từ năm 2020 tới nay. Việc ứng dụng công nghệ và phát triển các công nghệ mới không chỉ để phản ứng trước khủng hoảng mà còn nhằm nắm lấy cơ hội trong bình thường mới và trở thành người dẫn đầu. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị đều cần ứng dụng công nghệ để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục và bền vững. Đây là lý do các khoản đầu tư cho công nghệ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định trong thập kỷ tới.

Xem thêm

Tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành CNTT

Thế giới
Việt Nam
Thế giới

Gia tăng đầu tư công nghệ

Trong hai năm kể từ khi đại dịch xuất hiện, mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều nhận ra và trải nghiệm sức mạnh của công nghệ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành và quản trị đều cần ứng dụng công nghệ để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục và bền vững. Đây là lý do các khoản đầu tư cho công nghệ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định không chỉ trong năm 2022 mà còn kéo dài trong thập kỷ tới.

Đơn vị: tỷ USD

Dịch vụ CNTT

1.280

↑7,9%

Phần mềm doanh nghiệp

672

↑11,9%

Hệ thống cho trung tâm dữ liệu

226

↑4,7%

Nguồn: Dự báo Gartner về chi tiêu CNTT trong năm 2022

Dự báo của IDC – Hãng cung cấp dữ liệu thị trường về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cũng cho thấy, đầu tư vào chuyển đổi số toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020 – 2023. 

IDC cũng dự báo, đầu tư cho chuyển đổi số tiếp tục gia tăng và cuối năm 2022, có 70% các tổ chức và doanh nghiệp đã tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.

Theo Comptia, trong năm 2022, bức tranh tài chính của các doanh nghiệp tươi sáng hơn, nhờ đó ngân sách dành cho đầu tư công nghệ trong năm 2022 sẽ cao hơn hiện tại và việc cải thiện ngân sách đầu tư cho công nghệ là yêu cầu thiết yếu.

Một số mục tiêu chuyển đổi số cơ bản tới năm 2025

2%

Thấp nhiều hơn so với năm 2021

15%

Thấp hơn một chút so với năm 2021

44%

Tương đương 2021

35%

Cao hơn một chút so với năm 2021

4%

Cao nhiều hơn so với năm 2021

Các xu hướng chính

Với việc ngân sách đầu tư gia tăng, theo Compita, có hai lĩnh vực các chuyên gia công nghệ thông tin thấy cần đầu tư thêm. Thứ nhất là các công nghệ tiên tiến, sáng tạo với các tiếp cận mang tính chiến lược hơn. Thứ hai là các công cụ cộng tác, nhất là khi môi trường làm việc đã có nhiều thay đổi, với yêu cầu trên hết là tính linh hoạt.

Trong số các công nghệ tiên tiến sáng tạo, chuyển dịch lên môi trường điện toán đám mây (Cloud) là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Theo Gartner, khoảng 95% khối lượng công việc công nghệ mới sẽ được triển khai trên Cloud vào năm 2025, so với mức 30% trong năm 2021. Doanh thu từ mảng này năm 2022 có thể đạt 474 tỷ USD trên toàn cầu, tăng 16,2% so với năm trước đó.

Cho dù giao dịch với các bên liên quan nội bộ hay khách hàng bên ngoài, các công ty tiếp tục nhấn mạnh trải nghiệm người dùng. Theo đó, Trí tuệ nhân tạo và máy học (Machine Learning) sẽ có thêm bước tiến trong năm nay khi các công ty theo đuổi mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng các thuật toán thông minh.

Bên cạnh đó, năm 2022 sẽ chứng kiến các nhà lãnh đạo công nghệ đổi mới để đạt được thành công liên tục trong kinh doanh và hỗ trợ năng suất của nhân viên bằng cách sử dụng công nghệ được thiết kế đặc biệt cho công việc kết hợp/từ xa.

Trong đó, với việc AI và máy học đang được sử dụng làm cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) thông minh hơn và an toàn hơn, năm 2022, hơn 80% các sáng kiến IoT sẽ sử dụng AI và máy học.

Theo phân tích của Fortune Business Insights, quy mô thị trường AI được dự báo tăng từ mức 47,47 tỷ USD năm 2021 lên 360,3 tỷ USD năm 2028 với CAGR đạt 33,6% trong giai đoạn này.

Quy mô thị trường Big Data tăng từ 162,6 tỷ USD năm 2021 lên 273,4 tỷ USD năm 2026 với CAGR 11% trong giai đoạn 2021-2026. Bên cạnh đó, quy mô thị trường chuyển đổi số toàn cầu tăng từ mức 522 tỷ USD năm 2021 lên 1.248 tỷ USD năm 2026 với CAGR đạt 19,1% (2021-2026).

Việt Nam

Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia toàn dân, toàn diện trên cả ba trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số với trọng tâm đồng hành cùng các bộ, ban ngành, địa phương chuyển đổi số và tạo đột phá về thúc đẩy cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai.

Chuyển đổi số quốc gia thành công sẽ góp phần (i) kích thích nền kinh tế phục hồi với các dự án đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, là cơ hội để vực dậy các doanh nghiệp công nghệ trong nước, (ii) thiết lập một thị trường đầy tiềm năng cho nền kinh tế số (dự báo tổng giá trị đạt hơn 360 tỷ USD đến năm 2025) và (iii) công nghệ sẽ giúp kinh tế số tiếp cận đến mọi người dân, mọi hộ gia đình, thu hẹp khoảng cách số trong xã hội là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể hơn, năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai để sớm hiện thực hoá các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025.

Một là phát triển các nền tảng số quốc gia quan trọng để tăng tốc thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Đây là các nền tảng công nghệ trọng yếu giúp hiện thực hoá các mục tiêu của 3 trụ cột: Chính phủ số – Kinh tế số – Xã hội số.

Hai là kết nối liên thông đảm bảo việc chia sẻ, lưu trữ dữ liệu thông suốt và nhất quán giúp tạo ra, làm giàu và khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu mang đến nhiều hơn nữa các giá trị gia tăng cho chính quyền, doanh nghiệp và người dùng cá nhân.

Ba là nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên kho tài nguyên dữ liệu kết nối liên thông. 

Các nền tảng số và kho tài nguyên dữ liệu được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Chính phủ nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Một số mục tiêu chuyển đổi số cơ bản tới năm 2025

Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

  • 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
  • 90% HSVC tại cấp bộ, tỉnh; 80% HSCV tại cấp huyện và 60% HSCV tại cấp đã được xử lý trên môi trường mạng (trừ HSCV thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
  • 100% CSDL quốc gia hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.
  • 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số.
  • Việt Nam thuộc nhóm 70/193 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử EGDI.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP

Mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm

Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI).

50 Quốc gia

Dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).

Dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI).

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

digital-society
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã.
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toánđiện tử trên 50%.
  • Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang đẩy nhanh hơn nữa quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và sẵn sàng đầu tư thích đáng cho chuyển đổi số để phát triển mô hình kinh doanh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và giúp nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng tài nguyên và khả năng ra quyết định.

Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021 do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố dự trên kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến, 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về các hoạt động nghiệp vụ nội bộ. Tiếp đến là các giải pháp giao dịch điện tử (43%) và hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Đối với các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc, nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này là giải pháp về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (BI, Big Data, Data warehouse) với 63,5% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn. 60,7% tổng số doanh nghiệp khảo sát có nhu cầu về giải pháp quản lý hệ thống khách hàng (CRM) và quản lý đa kênh bán hàng (Omni Channel Sales). Hai giải pháp còn lại bao gồm Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nhiệp (ERP) và an toàn dữ liệu (Database & Security) có nhu cầu tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt 57,8% và 50,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

Dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi trong toàn nền kinh tế và đời sống xã hội. Theo dự báo, có tới 06 lĩnh vực sẽ thay đổi lớn sau Covid-19 bao gồm: Làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; ngành công nghiệp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin viễn thông tăng trưởng mạnh.

Tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành CNTT

Thế giới
Việt Nam
Thế giới

Gia tăng đầu tư công nghệ

Trong hai năm kể từ khi đại dịch xuất hiện, mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều nhận ra và trải nghiệm sức mạnh của công nghệ. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hành và quản trị đều cần ứng dụng công nghệ để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục và bền vững. Đây là lý do các khoản đầu tư cho công nghệ dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ ổn định không chỉ trong năm 2022 mà còn kéo dài trong thập kỷ tới.

Đơn vị: tỷ USD

Dịch vụ CNTT

1.280

↑7,9%

Phần mềm doanh nghiệp

672

↑11,9%

Hệ thống cho trung tâm dữ liệu

226

↑4,7%

Nguồn: Dự báo Gartner về chi tiêu CNTT trong năm 2022

Dự báo của IDC – Hãng cung cấp dữ liệu thị trường về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới cũng cho thấy, đầu tư vào chuyển đổi số toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020 – 2023. 

IDC cũng dự báo, đầu tư cho chuyển đổi số tiếp tục gia tăng và cuối năm 2022, có 70% các tổ chức và doanh nghiệp đã tăng tốc chuyển đổi số, nhằm chuyển đổi quy trình hoạt động hiện tại để tăng cường tương tác với khách hàng, cải thiện năng suất lao động và nâng cao năng lực phục hồi của doanh nghiệp.

Theo Comptia, trong năm 2022, bức tranh tài chính của các doanh nghiệp tươi sáng hơn, nhờ đó ngân sách dành cho đầu tư công nghệ trong năm 2022 sẽ cao hơn hiện tại và việc cải thiện ngân sách đầu tư cho công nghệ là yêu cầu thiết yếu.

Một số mục tiêu chuyển đổi số cơ bản tới năm 2025

2%

Thấp nhiều hơn so với năm 2021

15%

Thấp hơn một chút so với năm 2021

44%

Tương đương 2021

35%

Cao hơn một chút so với năm 2021

4%

Cao nhiều hơn so với năm 2021

Các xu hướng chính

Với việc ngân sách đầu tư gia tăng, theo Compita, có hai lĩnh vực các chuyên gia công nghệ thông tin thấy cần đầu tư thêm. Thứ nhất là các công nghệ tiên tiến, sáng tạo với các tiếp cận mang tính chiến lược hơn. Thứ hai là các công cụ cộng tác, nhất là khi môi trường làm việc đã có nhiều thay đổi, với yêu cầu trên hết là tính linh hoạt.

Trong số các công nghệ tiên tiến sáng tạo, chuyển dịch lên môi trường điện toán đám mây (Cloud) là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Theo Gartner, khoảng 95% khối lượng công việc công nghệ mới sẽ được triển khai trên Cloud vào năm 2025, so với mức 30% trong năm 2021. Doanh thu từ mảng này năm 2022 có thể đạt 474 tỷ USD trên toàn cầu, tăng 16,2% so với năm trước đó.

Cho dù giao dịch với các bên liên quan nội bộ hay khách hàng bên ngoài, các công ty tiếp tục nhấn mạnh trải nghiệm người dùng. Theo đó, Trí tuệ nhân tạo và máy học (Machine Learning) sẽ có thêm bước tiến trong năm nay khi các công ty theo đuổi mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng các thuật toán thông minh.

Bên cạnh đó, năm 2022 sẽ chứng kiến các nhà lãnh đạo công nghệ đổi mới để đạt được thành công liên tục trong kinh doanh và hỗ trợ năng suất của nhân viên bằng cách sử dụng công nghệ được thiết kế đặc biệt cho công việc kết hợp/từ xa.

Trong đó, với việc AI và máy học đang được sử dụng làm cho các thiết bị Internet vạn vật (IoT) thông minh hơn và an toàn hơn, năm 2022, hơn 80% các sáng kiến IoT sẽ sử dụng AI và máy học.

Theo phân tích của Fortune Business Insights, quy mô thị trường AI được dự báo tăng từ mức 47,47 tỷ USD năm 2021 lên 360,3 tỷ USD năm 2028 với CAGR đạt 33,6% trong giai đoạn này.

Quy mô thị trường Big Data tăng từ 162,6 tỷ USD năm 2021 lên 273,4 tỷ USD năm 2026 với CAGR 11% trong giai đoạn 2021-2026. Bên cạnh đó, quy mô thị trường chuyển đổi số toàn cầu tăng từ mức 522 tỷ USD năm 2021 lên 1.248 tỷ USD năm 2026 với CAGR đạt 19,1% (2021-2026).

Việt Nam

Năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia toàn dân, toàn diện trên cả ba trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số với trọng tâm đồng hành cùng các bộ, ban ngành, địa phương chuyển đổi số và tạo đột phá về thúc đẩy cơ sở dữ liệu dân cư, đất đai.

Chuyển đổi số quốc gia thành công sẽ góp phần (i) kích thích nền kinh tế phục hồi với các dự án đầu tư lớn về hạ tầng công nghệ, là cơ hội để vực dậy các doanh nghiệp công nghệ trong nước, (ii) thiết lập một thị trường đầy tiềm năng cho nền kinh tế số (dự báo tổng giá trị đạt hơn 360 tỷ USD đến năm 2025) và (iii) công nghệ sẽ giúp kinh tế số tiếp cận đến mọi người dân, mọi hộ gia đình, thu hẹp khoảng cách số trong xã hội là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội.

Cụ thể hơn, năm 2022 và giai đoạn tiếp theo, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung triển khai để sớm hiện thực hoá các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025.

Một là phát triển các nền tảng số quốc gia quan trọng để tăng tốc thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Đây là các nền tảng công nghệ trọng yếu giúp hiện thực hoá các mục tiêu của 3 trụ cột: Chính phủ số – Kinh tế số – Xã hội số.

Hai là kết nối liên thông đảm bảo việc chia sẻ, lưu trữ dữ liệu thông suốt và nhất quán giúp tạo ra, làm giàu và khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu mang đến nhiều hơn nữa các giá trị gia tăng cho chính quyền, doanh nghiệp và người dùng cá nhân.

Ba là nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên kho tài nguyên dữ liệu kết nối liên thông. 

Các nền tảng số và kho tài nguyên dữ liệu được kỳ vọng sẽ góp phần giúp Chính phủ nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Một số mục tiêu chuyển đổi số cơ bản tới năm 2025

Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

  • 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.
  • 90% HSVC tại cấp bộ, tỉnh; 80% HSCV tại cấp huyện và 60% HSCV tại cấp đã được xử lý trên môi trường mạng (trừ HSCV thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
  • 100% CSDL quốc gia hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc.
  • 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số.
  • Việt Nam thuộc nhóm 70/193 quốc gia dẫn đầu về chính phủ điện tử EGDI.

Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

  • Kinh tế số chiếm 20% GDP

Mục tiêu đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm

Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

Dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI).

50 Quốc gia

Dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).

Dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI).

Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

digital-society
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã.
  • Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toánđiện tử trên 50%.
  • Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Với chất xúc tác từ đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đang đẩy nhanh hơn nữa quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và sẵn sàng đầu tư thích đáng cho chuyển đổi số để phát triển mô hình kinh doanh, sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới và giúp nâng cao hiệu quả quản trị, sử dụng tài nguyên và khả năng ra quyết định.

Theo báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp 2021 do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố dự trên kết quả khảo sát hơn 1.000 doanh nghiệp Việt Nam cho thấy, 57% doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp tiếp thị trực tuyến, 53,7% doanh nghiệp có nhu cầu về các giải pháp về các hoạt động nghiệp vụ nội bộ. Tiếp đến là các giải pháp giao dịch điện tử (43%) và hạ tầng mạng, dữ liệu (39,6%).

Đối với các doanh nghiệp đang tăng trưởng và có nhu cầu chuyển đổi số để tăng tốc, nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này là giải pháp về phân tích dữ liệu, báo cáo thông minh (BI, Big Data, Data warehouse) với 63,5% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn. 60,7% tổng số doanh nghiệp khảo sát có nhu cầu về giải pháp quản lý hệ thống khách hàng (CRM) và quản lý đa kênh bán hàng (Omni Channel Sales). Hai giải pháp còn lại bao gồm Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nhiệp (ERP) và an toàn dữ liệu (Database & Security) có nhu cầu tương đương nhau với tỷ lệ lần lượt 57,8% và 50,2% số doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn.

Dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy sự thay đổi trong toàn nền kinh tế và đời sống xã hội. Theo dự báo, có tới 06 lĩnh vực sẽ thay đổi lớn sau Covid-19 bao gồm: Làm việc trực tuyến; giáo dục trực tuyến; y tế từ xa; các phương tiện lái tự động; mua sắm trực tuyến; ngành công nghiệp; tổ chức các sự kiện, hội chợ triển lãm ảo trên không gian mạng thay vì tổ chức trong đời thực.

Các doanh nghiệp ngành Công nghệ thông tin được kỳ vọng hưởng lợi nhờ xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới. Cùng với đó, sự gia tăng của các gói thầu đầu tư công nghệ cũng sẽ là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin viễn thông tăng trưởng mạnh.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2024

Tập đoàn chú trọng vào lợi nhuận, năng suất và đổi mới hướng tới mục tiêu lớn, dài hạn là trở thành doanh nghiệp số và đứng trong Top 50 Công ty hàng đầu thế giới về cung cấp dịch vụ, giải pháp chuyển đổi số toàn diện vào năm 2030.

Xem thêm

Chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2024

Kinh doanh
Công nghệ
Quản trị
Kinh doanh

Với định hướng khách hàng làm trung tâm, Tập đoàn tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh, bán hàng để mở rộng hơn nữa tập khách hàng ở mọi quy mô và lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Tại thị trường nước ngoài, FPT sẽ tập trung xây dựng năng lực tư vấn, phát triển các giải pháp công nghệ mới để hoàn thiện gói giải pháp số cho khách hàng toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi chiến lược “Săn cá voi”, tập trung khai thác các khách hàng có quy mô doanh số lớn. Để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, Tập đoàn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trung tâm khu vực khác như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản…; mở rộng đầu tư tại các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu tăng cao trên quy mô toàn cầu. Từ đó, đưa Tập đoàn trở thành đối tác chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của các khách hàng triệu đô trên toàn cầu.

Với nhóm khách hàng doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt nhóm doanh nghiệp lớn, dẫn đầu các ngành Tài chính, Bất động sản và Sản xuất, Tập đoàn tập trung cung cấp các hệ thống công nghệ nền tảng hỗ trợ kinh doanh và quản trị như ERP, CRM, HRM, quản trị sản xuất… tích hợp các ứng dụng, giải pháp chuyên sâu dựa trên các công nghệ mới và các dịch vụ quản trị hạ tầng CNTT điện toán đám mây.

Với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, FPT tiếp tục phát triển và mở rộng các giải pháp Made by FPT kết hợp với nền tảng quản trị doanh nghiệp Base.vn tạo ra một nền tảng quản trị duy nhất tất cả trong một đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi lĩnh vực.

Với khách hàng cá nhân, FPT đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm mới và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất trong mọi điểm chạm. Các dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng do FPT sản xuất/phân phối sẽ được cung cấp rộng rãi khắp 63 tỉnh thành thông qua các hệ thống cửa hàng, kênh phân phối và đại lý phân phối mới. Đồng thời, dịch vụ khách hàng và trải nghiệm dịch vụ được cải tiến và nâng cao liên tục với sự hỗ trợ của công nghệ qua các hệ thống Chatbot, Voicebot, AI…

Công nghệ

Là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, FPT đón đầu những xu hướng công nghệ mới trên thế giới, dẫn dắt sự phát triển của thị trường công nghệ trong nước, đáp ứng nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên toàn cầu, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho Tập đoàn trong dài hạn. 

Để bám sát định hướng trên, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển công nghệ theo các hướng sau:

Dành ít nhất 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong đó, riêng với công nghệ AI, trong năm 2021, Tập đoàn đã quyết định đầu tư 300 tỷ đồng, thậm chí cao hơn tuỳ vào nhu cầu thực tế, để đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ này trong 05 năm tới. Hợp tác chặt chẽ với Viện Nghiên cứu AI – Mila trong việc đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo. Trong đó, FPT đã đề xuất với Viện trưởng Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới này về việc mở một trung tâm nghiên cứu phát triển của Mila tại Việt Nam trong thời gian tới.  

Đầu tư chiến lược vào những nền tảng, giải pháp, sản phẩm công nghệ tiềm năng. Trong năm 2021, FPT đã đầu tư chiến lược vào nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam – Base.vn mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ tiếp cận sâu hơn khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện có 7.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng Base.vn.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, “khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp”. Trong 05 năm qua, thông qua Giải iKhiến – Giải tìm kiếm, quảng bá và nhân rộng những sáng tạo của FPT, đã có hơn 2.500 sáng kiến được triển khai xuyên suốt trong toàn Tập đoàn, giúp tăng 30% năng suất lao động. Trong đó có những sáng tạo đã trở thành những nền tảng phổ biến tại Việt Nam và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tập đoàn như: Nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp – akaBot; nền tảng công nghệ chuỗi khối – akaChain. 

Thu hút chuyên gia công nghệ trẻ tài năng. Gia nhập FPT, các chuyên gia công nghệ sẽ được thử sức với nhiều bài toán công nghệ mang tầm quốc gia, ngành, lĩnh vực và khám phá sức mạnh của công nghệ mới. Năm 2021, các chuyên gia của FPT đã giải thành công bài toán quốc gia xử lý vấn đề kỹ thuật của Sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM trong 100 ngày.

Công nghệ mũi nhọn

Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ dựa trên các công nghệ dẫn đầu xu hướng như AI, Cloud, Big Data, Blockchain, Hyper Automation để phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng có tính mở, tin cậy và linh hoạt, thông minh, bảo mật và có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực từ chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục đến sản xuất, tiêu dùng….

Trí tuệ nhân tạo – AI

Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng tiếp nhận kiến thức, tư duy, xử lý thông tin/vấn đề của AI tiệm cận sát nhất với trí tuệ của các chuyên gia đứng đầu mỗi lĩnh vực/ngành nghề, tạo ra những “chuyên viên ảo” từ đó cộng hưởng sức mạnh của người và máy trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời, công nghệ AI cũng sẽ được tích hợp vào tất cả các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ Made by FPT tạo ra những sản phẩm, giải pháp thông minh với những tính năng vượt trội cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Hiện nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI với hơn 20 giải pháp đang phục vụ hơn 11 triệu người dùng cuối, và 200 triệu lượt sử dụng/năm. Trong thời gian qua, FPT đã phát triển và đào tạo các chuyên viên ảo như: chuyên viên tuyển dụng ảo, chuyên viên chăm sóc khách hàng ảo, chuyên viên y tế ảo, chuyên viên bán hàng ảo… giúp nhiều doanh nghiệp, tổ chức ghi nhận những đột phá về hiệu suất làm việc.

Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh việc hình thành cộng đồng nghiên cứu AI thông qua trung tâm trí tuệ nhân tạo đang được triển khai xây dựng tại Quy Nhơn, Bình Định. Hiện Tập đoàn đã quy tụ được hơn 300 chuyên gia, 40 tiến sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực AI.

Điện toán đám mây – Cloud

Tập đoàn định hướng sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud top đầu thị trường với hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, tăng tốc đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại số.

Trong ba năm tiếp theo, dự kiến tổng mức đầu tư cho nghiên cứu công nghệ Cloud (bao gồm chi phí thiết bị hạ tầng, phát triển ứng dụng) của FPT là 2.300 tỷ đồng. Trong đó, tập trung xây dựng hạ tầng thiết bị Cloud (Data Center) đạt tiêu chuẩn Tier III Constructed facility; tiếp tục mở rộng hệ sinh thái Cloud của FPT với 100 dịch vụ, sản phẩm, giải pháp trong năm 2022.

Các dịch vụ Cloud của FPT có tính năng vượt trội nhờ:

  • Được xây dựng trên nền tảng VMWare và OpenStack; 
  • Triển khai trên hệ thống 04 Data Center hiện đại của FPT đặt tại Việt Nam, hoạt động ổn định thông qua 07 kết nối cáp quang quốc tế; 
  • Kết nối trực tiếp đến hệ thống Public Cloud từ các hãng lớn (Microsoft, AWS, Google); 
  • Hệ thống lưu trữ dự phòng cho việc vận hành hơn 10.000 máy chủ ảo và sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
  • Cung cấp đa dạng các sản phẩm, giải pháp, tiện ích từ dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) đến dịch vụ phần mềm (SaaS); 
  • Kiến trúc hệ thống linh hoạt, đảm bảo những yêu cầu khắt khe về thiết kế hệ thống và an toàn thông tin; 
  • Sẵn sàng mở rộng và tăng cường, đảm bảo sự ổn định cho các quy trình vận hành của doanh nghiệp: 
  • Bảo mật chủ động mô hình bảo mật đa lớp tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 27001, 27017 và tích hợp công nghệ tiên tiến từ các đối tác bảo mật hàng đầu thế giới.
0
dịch vụ, sản phẩm, giải pháp
0
khách hàng doanh nghiệp lớn
0
chuyên gia
0
lập trình viên ứng dụng

Một số dự án chuyển đổi lên hạ tầng Cloud thành công trong năm 2021:

  • Triển khai hệ thống ERP trên môi trường FPT Cloud cũng như các công nghệ tiên tiến khác cho 90 công ty thành viên tập đoàn Đất Xanh trong thời gian 28 tháng. Dự án dự kiến sẽ dịch chuyển toàn bộ hạ tầng CNTT, triển khai các giải pháp chuyển đổi số trên môi trường FPT Cloud nhằm phát huy thế mạnh về tốc độ và khả năng mở rộng của điện toán đám mây, đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu tích hợp để tối ưu hóa tính năng phân tích dữ liệu trên Cloud. 
  • Dịch chuyển toàn bộ hệ thống ERP lên Cloud giúp GreenFeed giảm chi phí vận hành, tiết kiệm 50% chi phí đầu tư cho hệ thống, dễ dàng nâng cấp, quản trị theo yêu cầu và đáp ứng đầy đủ cam kết bảo mật theo tiểu chuẩn quốc tế.

Phân tích dữ liệu lớn – Big Data

Dữ liệu được ví như nguồn dầu mỏ của doanh nghiệp. Hầu hết các giá trị ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai đã và sẽ được sinh ra từ dữ liệu. FPT sẽ tập trung cùng các doanh nghiệp khai phá sức mạnh của dữ liệu giúp họ nhạy bén hơn trong kinh doanh, linh hoạt hơn trong vận hành, quản trị, nâng cao năng suất lao động.

Theo đó, chúng tôi sẽ tập trung vào:

  • Thiết lập các quy trình thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu chuẩn có khả năng áp dụng linh hoạt cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực;
  • Tạo dựng hồ dữ liệu (Datalake) với nguồn dữ liệu được thu thập từ tất cả các điểm kết nối liên quan trong hoạt động kinh doanh, vận hành, quản trị của doanh nghiệp.


Từ 2020, Tập đoàn đã đầu tư 1 triệu USD đề xây dựng hồ dữ liệu tập hợp tất cả các dữ liệu từ tài chính, quản lý bán hàng và nhân sự của Tập đoàn và công ty thành viên. Hồ dữ liệu này cho phép tất cả các cấp quản lý gia tăng tối đa hiệu suất quản trị thông qua việc nhanh chóng có được mọi thông tin cần thiết theo nhiều chiều, nhiều mức độ và gần với thời gian thực (near real time). Đồng thời, ghi nhận được những cảnh báo tự động dựa theo các mục tiêu kế hoạch giúp các cấp quản lý nhanh chóng nắm bắt chính xác thông tin/vấn đề để ra quyết định kịp thời. 

Một số dự án về Big Data được triển khai tại FPT:

  • Nền tảng dữ liệu khách hàng: xây dựng từ năm 2021, để đưa ra gợi ý chăm sóc, bán hàng, vận hành phù hợp dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu lớn và mô hình học dữ liệu. Nền tảng này đã làm lợi cho FPT 124 tỷ đồng từ việc khai thác tài nguyên dữ liệu. FPT đã mở rộng nền tảng này sang các lĩnh vực phân khúc thị trường dịch vụ quảng cáo, bán hàng, chăm sóc khách hàng bán lẻ… Tập đoàn kỳ vọng tăng 50% – 70% hiệu quả sử dụng dữ liệu trên hệ thống so với trước đây.
  • Chăm sóc khách hàng đa kênh: Hệ thống kết nối đồng bộ – nhất quán dữ liệu theo thời gian thực từ tất cả các kênh chăm sóc khách hàng online & offline giúp tự động hóa một số điểm tiếp xúc khách hàng, cá nhân hóa các tương tác với khách hàng và tối ưu nguồn lực các kênh. Với nguồn dữ liệu thu thập được, hệ thống đã thực hiện 02 triệu cuộc gọi/năm giúp tiết kiệm 25 tỷ đồng chi phí vận hành, tăng năng suất lao động của tổng đài viên, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách.

Công nghệ chuỗi khối – Blockchain

FPT định hướng trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ Blockchain cho doanh nghiệp. Theo đó, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ Blockchain theo hướng: 

  • Tập trung đưa Blockchain vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
  • Tiếp tục phát triển nền tảng akaChain bằng cách cung cấp giải pháp triển khai tự động trên cơ sở hạ tầng đám mây khác nhau, các mẫu ứng dụng kinh doanh được tạo sẵn và các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT

Với các nền tảng, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT giúp doanh nghiệp, tổ chức ở mọi quy mô, lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua các thách thức. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu 42,8% năm 2021, Hệ sinh thái Made by FPT được xem là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn quan trọng của FPT trong dài hạn.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất….

Quản trị

Các hoạt động quản trị tập trung vào 06 chương trình trọng điểm gồm: Đào tạo, Nâng cao năng lực và hiệu quả ngành dọc quản trị, Chương trình khoán, Luân chuyển, Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt, Chuyển đổi số.

Về đào tạo, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động đào tạo nhằm bổ trợ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và xã hội. Kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo từ trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến với phương pháp học kiến tạo xã hội để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học.

Về nâng cao năng lực và hiệu quả các ngành dọc quản trị, Tập đoàn tiếp tục cải tiến kênh thông tin, kết nối hoạt động thống nhất và phối hợp đồng bộ, nâng cao chất lượng và hiệu suất trong các hoạt động quản trị/hỗ trợ kinh doanh, làm nền tảng cho tăng trưởng kinh doanh nhanh và bền vững.

Về chương trình khoán, chúng tôi tạo ra sự minh bạch và đúng đắn trong chi trả lương thưởng theo hiệu quả hoạt động. Qua đó tạo động lực cống hiến mạnh mẽ trong mỗi CBNV.

Về luân chuyển, các lãnh đạo, cán bộ quản lý ở tất cả các cấp trên toàn Tập đoàn sẽ tiếp tục được chuyển đổi vị trí với những thử thách, trải nghiệm mới nhằm duy trì sức sáng tạo, động lực cống hiến vì một mục tiêu chung.

Về quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKRs), từng cá nhân, từng phòng ban, từng công ty thành viên cho tới Tập đoàn tiếp tục đặt ra những mục tiêu thách thức đi kèm với những hành động cụ thể và đánh giá kết quả theo tháng, theo quý nhằm thúc đẩy hành động và thích ứng linh hoạt trong vận hành tổ chức và triển khai công việc.

Về chuyển đổi số, chúng tôi tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy và triển khai các sáng kiến số nhằm đẩy mạnh quá trình Chuyển đổi số trong nội bộ Tập đoàn theo phương pháp luận FPT Digital Kaizen. Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị giúp Ban lãnh đạo nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ công tác ra quyết định kịp thời, nhờ vậy tối ưu hoạt động quản trị, vận hành.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2024

Kinh doanh
Công nghệ
Quản trị
Kinh doanh

Với định hướng khách hàng làm trung tâm, Tập đoàn tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh, bán hàng để mở rộng hơn nữa tập khách hàng ở mọi quy mô và lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Tại thị trường nước ngoài, FPT sẽ tập trung xây dựng năng lực tư vấn, phát triển các giải pháp công nghệ mới để hoàn thiện gói giải pháp số cho khách hàng toàn cầu. Đồng thời, tiếp tục theo đuổi chiến lược “Săn cá voi”, tập trung khai thác các khách hàng có quy mô doanh số lớn. Để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, Tập đoàn ưu tiên phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trung tâm khu vực khác như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản…; mở rộng đầu tư tại các thị trường mới, đáp ứng nhu cầu tăng cao trên quy mô toàn cầu. Từ đó, đưa Tập đoàn trở thành đối tác chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của các khách hàng triệu đô trên toàn cầu.

Với nhóm khách hàng doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt nhóm doanh nghiệp lớn, dẫn đầu các ngành Tài chính, Bất động sản và Sản xuất, Tập đoàn tập trung cung cấp các hệ thống công nghệ nền tảng hỗ trợ kinh doanh và quản trị như ERP, CRM, HRM, quản trị sản xuất… tích hợp các ứng dụng, giải pháp chuyên sâu dựa trên các công nghệ mới và các dịch vụ quản trị hạ tầng CNTT điện toán đám mây.

Với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, FPT tiếp tục phát triển và mở rộng các giải pháp Made by FPT kết hợp với nền tảng quản trị doanh nghiệp Base.vn tạo ra một nền tảng quản trị duy nhất tất cả trong một đáp ứng nhu cầu khách hàng trong mọi lĩnh vực.

Với khách hàng cá nhân, FPT đẩy mạnh các dịch vụ, sản phẩm mới và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất trong mọi điểm chạm. Các dịch vụ và sản phẩm tiêu dùng do FPT sản xuất/phân phối sẽ được cung cấp rộng rãi khắp 63 tỉnh thành thông qua các hệ thống cửa hàng, kênh phân phối và đại lý phân phối mới. Đồng thời, dịch vụ khách hàng và trải nghiệm dịch vụ được cải tiến và nâng cao liên tục với sự hỗ trợ của công nghệ qua các hệ thống Chatbot, Voicebot, AI…

Công nghệ

Là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, FPT đón đầu những xu hướng công nghệ mới trên thế giới, dẫn dắt sự phát triển của thị trường công nghệ trong nước, đáp ứng nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên toàn cầu, đồng thời tạo động lực tăng trưởng cho Tập đoàn trong dài hạn. 

Để bám sát định hướng trên, Tập đoàn sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển công nghệ theo các hướng sau:

Dành ít nhất 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trong đó, riêng với công nghệ AI, trong năm 2021, Tập đoàn đã quyết định đầu tư 300 tỷ đồng, thậm chí cao hơn tuỳ vào nhu cầu thực tế, để đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển công nghệ này trong 05 năm tới. Hợp tác chặt chẽ với Viện Nghiên cứu AI – Mila trong việc đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo. Trong đó, FPT đã đề xuất với Viện trưởng Viện nghiên cứu AI hàng đầu thế giới này về việc mở một trung tâm nghiên cứu phát triển của Mila tại Việt Nam trong thời gian tới.  

Đầu tư chiến lược vào những nền tảng, giải pháp, sản phẩm công nghệ tiềm năng. Trong năm 2021, FPT đã đầu tư chiến lược vào nền tảng quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất Việt Nam – Base.vn mở rộng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ tiếp cận sâu hơn khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện có 7.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sử dụng các ứng dụng trên nền tảng Base.vn.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, “khởi nghiệp trong lòng doanh nghiệp”. Trong 05 năm qua, thông qua Giải iKhiến – Giải tìm kiếm, quảng bá và nhân rộng những sáng tạo của FPT, đã có hơn 2.500 sáng kiến được triển khai xuyên suốt trong toàn Tập đoàn, giúp tăng 30% năng suất lao động. Trong đó có những sáng tạo đã trở thành những nền tảng phổ biến tại Việt Nam và đóng góp tích cực vào sự phát triển của Tập đoàn như: Nền tảng tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp – akaBot; nền tảng công nghệ chuỗi khối – akaChain. 

Thu hút chuyên gia công nghệ trẻ tài năng. Gia nhập FPT, các chuyên gia công nghệ sẽ được thử sức với nhiều bài toán công nghệ mang tầm quốc gia, ngành, lĩnh vực và khám phá sức mạnh của công nghệ mới. Năm 2021, các chuyên gia của FPT đã giải thành công bài toán quốc gia xử lý vấn đề kỹ thuật của Sàn giao dịch chứng khoán Tp. HCM trong 100 ngày.

Công nghệ mũi nhọn

Trong năm 2022 và những năm tiếp theo, hệ sinh thái công nghệ Made by FPT sẽ tiếp tục được đầu tư mạnh mẽ dựa trên các công nghệ dẫn đầu xu hướng như AI, Cloud, Big Data, Blockchain, Hyper Automation để phát triển và cung cấp các sản phẩm, giải pháp, nền tảng có tính mở, tin cậy và linh hoạt, thông minh, bảo mật và có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực từ chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục đến sản xuất, tiêu dùng….

Trí tuệ nhân tạo – AI

Chúng tôi sẽ tăng cường khả năng tiếp nhận kiến thức, tư duy, xử lý thông tin/vấn đề của AI tiệm cận sát nhất với trí tuệ của các chuyên gia đứng đầu mỗi lĩnh vực/ngành nghề, tạo ra những “chuyên viên ảo” từ đó cộng hưởng sức mạnh của người và máy trong tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời, công nghệ AI cũng sẽ được tích hợp vào tất cả các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ Made by FPT tạo ra những sản phẩm, giải pháp thông minh với những tính năng vượt trội cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Hiện nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI với hơn 20 giải pháp đang phục vụ hơn 11 triệu người dùng cuối, và 200 triệu lượt sử dụng/năm. Trong thời gian qua, FPT đã phát triển và đào tạo các chuyên viên ảo như: chuyên viên tuyển dụng ảo, chuyên viên chăm sóc khách hàng ảo, chuyên viên y tế ảo, chuyên viên bán hàng ảo… giúp nhiều doanh nghiệp, tổ chức ghi nhận những đột phá về hiệu suất làm việc.

Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh việc hình thành cộng đồng nghiên cứu AI thông qua trung tâm trí tuệ nhân tạo đang được triển khai xây dựng tại Quy Nhơn, Bình Định. Hiện Tập đoàn đã quy tụ được hơn 300 chuyên gia, 40 tiến sĩ có nhiều thành tích xuất sắc trong lĩnh vực AI.

Điện toán đám mây – Cloud

Tập đoàn định hướng sẽ trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud top đầu thị trường với hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng, tăng tốc đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại số.

Trong ba năm tiếp theo, dự kiến tổng mức đầu tư cho nghiên cứu công nghệ Cloud (bao gồm chi phí thiết bị hạ tầng, phát triển ứng dụng) của FPT là 2.300 tỷ đồng. Trong đó, tập trung xây dựng hạ tầng thiết bị Cloud (Data Center) đạt tiêu chuẩn Tier III Constructed facility; tiếp tục mở rộng hệ sinh thái Cloud của FPT với 100 dịch vụ, sản phẩm, giải pháp trong năm 2022.

Các dịch vụ Cloud của FPT có tính năng vượt trội nhờ:

  • Được xây dựng trên nền tảng VMWare và OpenStack; 
  • Triển khai trên hệ thống 04 Data Center hiện đại của FPT đặt tại Việt Nam, hoạt động ổn định thông qua 07 kết nối cáp quang quốc tế; 
  • Kết nối trực tiếp đến hệ thống Public Cloud từ các hãng lớn (Microsoft, AWS, Google); 
  • Hệ thống lưu trữ dự phòng cho việc vận hành hơn 10.000 máy chủ ảo và sẵn sàng mở rộng khi cần thiết.
  • Cung cấp đa dạng các sản phẩm, giải pháp, tiện ích từ dịch vụ hạ tầng (IaaS), dịch vụ nền tảng (PaaS) đến dịch vụ phần mềm (SaaS); 
  • Kiến trúc hệ thống linh hoạt, đảm bảo những yêu cầu khắt khe về thiết kế hệ thống và an toàn thông tin; 
  • Sẵn sàng mở rộng và tăng cường, đảm bảo sự ổn định cho các quy trình vận hành của doanh nghiệp: 
  • Bảo mật chủ động mô hình bảo mật đa lớp tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 27001, 27017 và tích hợp công nghệ tiên tiến từ các đối tác bảo mật hàng đầu thế giới.
0
dịch vụ, sản phẩm, giải pháp
0
khách hàng doanh nghiệp lớn
0
chuyên gia
0
lập trình viên ứng dụng

Một số dự án chuyển đổi lên hạ tầng Cloud thành công trong năm 2021:

  • Triển khai hệ thống ERP trên môi trường FPT Cloud cũng như các công nghệ tiên tiến khác cho 90 công ty thành viên tập đoàn Đất Xanh trong thời gian 28 tháng. Dự án dự kiến sẽ dịch chuyển toàn bộ hạ tầng CNTT, triển khai các giải pháp chuyển đổi số trên môi trường FPT Cloud nhằm phát huy thế mạnh về tốc độ và khả năng mở rộng của điện toán đám mây, đồng thời xây dựng nền tảng dữ liệu tích hợp để tối ưu hóa tính năng phân tích dữ liệu trên Cloud. 
  • Dịch chuyển toàn bộ hệ thống ERP lên Cloud giúp GreenFeed giảm chi phí vận hành, tiết kiệm 50% chi phí đầu tư cho hệ thống, dễ dàng nâng cấp, quản trị theo yêu cầu và đáp ứng đầy đủ cam kết bảo mật theo tiểu chuẩn quốc tế.

Phân tích dữ liệu lớn – Big Data

Dữ liệu được ví như nguồn dầu mỏ của doanh nghiệp. Hầu hết các giá trị ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai đã và sẽ được sinh ra từ dữ liệu. FPT sẽ tập trung cùng các doanh nghiệp khai phá sức mạnh của dữ liệu giúp họ nhạy bén hơn trong kinh doanh, linh hoạt hơn trong vận hành, quản trị, nâng cao năng suất lao động.

Theo đó, chúng tôi sẽ tập trung vào:

  • Thiết lập các quy trình thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu chuẩn có khả năng áp dụng linh hoạt cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, lĩnh vực;
  • Tạo dựng hồ dữ liệu (Datalake) với nguồn dữ liệu được thu thập từ tất cả các điểm kết nối liên quan trong hoạt động kinh doanh, vận hành, quản trị của doanh nghiệp.


Từ 2020, Tập đoàn đã đầu tư 1 triệu USD đề xây dựng hồ dữ liệu tập hợp tất cả các dữ liệu từ tài chính, quản lý bán hàng và nhân sự của Tập đoàn và công ty thành viên. Hồ dữ liệu này cho phép tất cả các cấp quản lý gia tăng tối đa hiệu suất quản trị thông qua việc nhanh chóng có được mọi thông tin cần thiết theo nhiều chiều, nhiều mức độ và gần với thời gian thực (near real time). Đồng thời, ghi nhận được những cảnh báo tự động dựa theo các mục tiêu kế hoạch giúp các cấp quản lý nhanh chóng nắm bắt chính xác thông tin/vấn đề để ra quyết định kịp thời. 

Một số dự án về Big Data được triển khai tại FPT:

  • Nền tảng dữ liệu khách hàng: xây dựng từ năm 2021, để đưa ra gợi ý chăm sóc, bán hàng, vận hành phù hợp dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu lớn và mô hình học dữ liệu. Nền tảng này đã làm lợi cho FPT 124 tỷ đồng từ việc khai thác tài nguyên dữ liệu. FPT đã mở rộng nền tảng này sang các lĩnh vực phân khúc thị trường dịch vụ quảng cáo, bán hàng, chăm sóc khách hàng bán lẻ… Tập đoàn kỳ vọng tăng 50% – 70% hiệu quả sử dụng dữ liệu trên hệ thống so với trước đây.
  • Chăm sóc khách hàng đa kênh: Hệ thống kết nối đồng bộ – nhất quán dữ liệu theo thời gian thực từ tất cả các kênh chăm sóc khách hàng online & offline giúp tự động hóa một số điểm tiếp xúc khách hàng, cá nhân hóa các tương tác với khách hàng và tối ưu nguồn lực các kênh. Với nguồn dữ liệu thu thập được, hệ thống đã thực hiện 02 triệu cuộc gọi/năm giúp tiết kiệm 25 tỷ đồng chi phí vận hành, tăng năng suất lao động của tổng đài viên, đặc biệt trong giai đoạn giãn cách.

Công nghệ chuỗi khối – Blockchain

FPT định hướng trở thành công ty dẫn đầu về công nghệ Blockchain cho doanh nghiệp. Theo đó, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục đẩy mạnh hướng nghiên cứu, phát triển công nghệ Blockchain theo hướng: 

  • Tập trung đưa Blockchain vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
  • Tiếp tục phát triển nền tảng akaChain bằng cách cung cấp giải pháp triển khai tự động trên cơ sở hạ tầng đám mây khác nhau, các mẫu ứng dụng kinh doanh được tạo sẵn và các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT

Với các nền tảng, giải pháp, sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT giúp doanh nghiệp, tổ chức ở mọi quy mô, lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa nguồn lực để vượt qua các thách thức. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu 42,8% năm 2021, Hệ sinh thái Made by FPT được xem là một trong những động lực tăng trưởng mũi nhọn quan trọng của FPT trong dài hạn.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất….

Quản trị

Các hoạt động quản trị tập trung vào 06 chương trình trọng điểm gồm: Đào tạo, Nâng cao năng lực và hiệu quả ngành dọc quản trị, Chương trình khoán, Luân chuyển, Quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt, Chuyển đổi số.

Về đào tạo, Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động đào tạo nhằm bổ trợ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của thị trường và xã hội. Kết hợp đa dạng các hình thức đào tạo từ trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến với phương pháp học kiến tạo xã hội để đem lại hiệu quả tốt nhất cho người học.

Về nâng cao năng lực và hiệu quả các ngành dọc quản trị, Tập đoàn tiếp tục cải tiến kênh thông tin, kết nối hoạt động thống nhất và phối hợp đồng bộ, nâng cao chất lượng và hiệu suất trong các hoạt động quản trị/hỗ trợ kinh doanh, làm nền tảng cho tăng trưởng kinh doanh nhanh và bền vững.

Về chương trình khoán, chúng tôi tạo ra sự minh bạch và đúng đắn trong chi trả lương thưởng theo hiệu quả hoạt động. Qua đó tạo động lực cống hiến mạnh mẽ trong mỗi CBNV.

Về luân chuyển, các lãnh đạo, cán bộ quản lý ở tất cả các cấp trên toàn Tập đoàn sẽ tiếp tục được chuyển đổi vị trí với những thử thách, trải nghiệm mới nhằm duy trì sức sáng tạo, động lực cống hiến vì một mục tiêu chung.

Về quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt (OKRs), từng cá nhân, từng phòng ban, từng công ty thành viên cho tới Tập đoàn tiếp tục đặt ra những mục tiêu thách thức đi kèm với những hành động cụ thể và đánh giá kết quả theo tháng, theo quý nhằm thúc đẩy hành động và thích ứng linh hoạt trong vận hành tổ chức và triển khai công việc.

Về chuyển đổi số, chúng tôi tiếp tục tạo môi trường, thúc đẩy và triển khai các sáng kiến số nhằm đẩy mạnh quá trình Chuyển đổi số trong nội bộ Tập đoàn theo phương pháp luận FPT Digital Kaizen. Việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản trị giúp Ban lãnh đạo nắm bắt thông tin nhanh chóng, chính xác, hỗ trợ công tác ra quyết định kịp thời, nhờ vậy tối ưu hoạt động quản trị, vận hành.

Kế hoạch và định hướng năm 2022

Năm 2022, FPT sẽ tiếp tục khẳng định năng lực, tầm nhìn và sức bật bền vững, kiên định theo đuổi mục tiêu nâng tầm đẳng cấp chuyển đổi số, vươn lên đứng trong Top các công ty cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hàng đầu thế giới. Làm chủ thế sự, FPT quyết tâm phát huy sức mạnh nội lực, hợp tác bền vững đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan chuyển đổi số toàn diện, kiến tạo, đón đầu cơ hội tăng trưởng mới.

Xem thêm

Kế hoạch và định hướng năm 2022

Định hướng cho từng khối
Kế hoạch đầu tư dự kiến
Định hướng cho từng khối

Khối Công nghệ

Nhận thấy những thành công bước đầu trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ giúp doanh nghiệp và chính phủ chuyển đổi số, FPT tiếp tục phát triển các gói giải pháp tiên tiến ứng dụng các công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… và mở rộng kênh bán hàng trong và ngoài nước để đẩy mạnh tăng trưởng trong các năm tới.

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài

  • Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ chuyển dịch lên điện toán đám mây, chuyển đổi số thông qua các công nghệ Lowcode và tự động hóa. Bên cạnh đó, FPT cũng sẽ phát triển các giải pháp riêng phục vụ hệ thống công nghệ lõi của khách hàng. 
  • Tập trung cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cho các doanh nghiệp Fortune Global 500 trong các ngành nghề đang tăng trưởng nhanh và mở rộng thị trường thông qua mua bán và sáp nhập.
  • Thúc đẩy tuyển dụng chuyên gia đầu ngành và đào tạo, thu hút sinh viên tài năng để bổ sung nguồn lực nghiên cứu, tư vấn, triển khai; không ngừng tìm kiếm các cơ hội M&A. Nhờ đó, FPT nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo, sản phẩm, giải pháp công nghệ mới. 

 

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường Việt Nam

  • Tập trung bán hàng cho khối Khách hàng Tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (VNR500), nhờ vào vị thế, kinh nghiệm, và nguồn lực công nghệ của toàn Tập đoàn. Đặc biệt, xây dựng các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp trong các ngành quan trọng như Bất động sản, Tài chính ngân hàng và Sản xuất. 
  • Mở rộng các chiến dịch tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho các đơn vị công cấp trung ương và địa phương, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả. 
  • Phát triển các sản phẩm công nghệ Made by FPT phục vụ thị trường tiêu dùng chung. 
  • Phát triển giải pháp trí tuệ nhân tạo số 1 tại Việt Nam và những sản phẩm đặc thù phục vụ những ngành quan trọng của nền kinh tế. 
  • Tiếp tục xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ đồng thời chú trọng chủ động về nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hoạt động đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT.

Khối Viễn thông

Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch nhanh chóng các hoạt động hàng ngày lên không gian mạng. Do vậy, nhu cầu đối với hạ tầng công nghệ và năng lực xử lý dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy các đơn vị viễn thông như FPT mở rộng đầu tư và ứng dụng công nghệ, để đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực. 

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian làm việc, giải trí, nghiên cứu thông tin qua Internet tạo ra cơ hội cho các đơn vị có năng lực phát triển nội dung số như FPT. Trong tương lai gần, với sự phát triển của các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường, FPT mong muốn sẽ tích hợp các trải nghiệm nội dung số, công nghệ mới vào các sự kiện của tương lai.

Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông

  • Tiếp tục tập trung xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc thông qua ứng dụng dữ liệu lớn và phân tích hành vi khách hàng cũng như sử dụng các công nghệ mới. Quản trị sâu sát và đổi mới quá trình chăm sóc khách hàng, từ khâu bán hàng đến hậu mãi, bảo trì, các dịch vụ gia tăng… 
  • Mở rộng dịch vụ truyền hình trả tiền với các tuyến nội dung mới, nội địa hóa, giúp thu hút người dùng mới, đặc biệt những người dùng sử dụng gói dịch vụ trọn gói Internet và truyền hình của FPT. 
  • Mở rộng các dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp như OnCX, SD Swan… cũng như phát triển hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng.
  • Xây dựng các kênh bán hàng mới giúp tiếp cận các khách hàng tại khu vực ngoại ô, nông thôn một cách hiệu quả hơn. 
  • Liên tục đầu tư hạ tầng công nghệ cũng như hệ thống đường truyền Internet quốc tế, đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cho người dùng.

 

Lĩnh vực Dịch vụ nội dung số

  • Mở rộng hoạt động tổ chức sự kiện, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ để tổ chức các sự kiện kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến. 
  • Xây dựng các trung tâm nội dung với tốc độ phát triển cao, tập trung vào các tuyến nội dung nhiều tiềm năng như bất động sản, sức khỏe, xe…

Lĩnh vực Giáo dục

Với dân số 100 triệu dân, trong đó gần 20 triệu người đang trong độ tuổi đi học phổ thông (06 – 17 tuổi) và 10 triệu trẻ dưới 6 tuổi, Việt Nam là một thị trường giáo dục quy mô lớn, ước tính đạt 10 tỷ USD (Euromonitor). Cùng lúc đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng tăng trưởng nhanh chóng, tạo nên nhu cầu lớn đối với các đơn vị giáo dục tư nhân chất lượng cao. Chính vì vậy, giáo dục dự kiến tăng trưởng tốt trong các năm tới, số lượng trường công lập có xu hướng giảm trong khi số lượng trường ngoài công lập lại tăng mạnh trong những năm vừa rồi. 

Nhận thấy xu thế chuyển dịch sang giáo dục tư nhân chất lượng cao, FPT sẽ triển khai mở rộng cả theo chiều dọc (bổ sung các chương trình dạy học mới cho các phân khúc học sinh khác nhau) và chiều ngang (mở rộng và xây mới các cơ sở mới tại các tỉnh thành khác nhau), quyết tâm trở thành hệ thống giáo dục mega quy mô lớn tại Việt Nam. Để đạt được điều này, FPT sẽ ứng dụng chuyển đổi số để đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng trải nghiệm của học sinh và đẩy mạnh phát triển thương hiệu giáo dục của FPT.

Kế hoạch đầu tư dự kiến

Nhằm đảm bảo đà tăng trưởng lâu dài, FPT sẽ triển khai đầu tư xây dựng mới với các nội dung chính như sau:

  • Khối Công nghệ: Tiếp tục mở rộng các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM… cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh. 
  • Khối Viễn thông: Đầu tư bổ sung một tuyến trục để đảm bảo hệ thống tuyến trục nội địa, tiếp tục nâng cấp chất lượng hạ tầng mạng nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu. 
  • Khối Giáo dục: Đầu tư mở rộng các khuôn viên tại khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định; đưa vào hoạt động hai điểm trường phổ thông mới tại Bắc Ninh, Hải Phòng; tiếp tục hoàn tất thủ tục đầu tư các dự án trường liên cấp tại Quảng Nam, Bắc Giang, Hà Nam….

 

Chi phí đầu tư dự kiến trong năm 2022

Đơn vị: tỷ VNĐ

Khối kinh doanh
Năm 2022
Khối Công nghệ

1.200

Khối Viễn thông
2.000
Lĩnh vực Giáo dục

800

Tổng

4.000

Kế hoạch và định hướng năm 2022

Định hướng cho từng khối
Kế hoạch đầu tư dự kiến
Định hướng cho từng khối

Khối Công nghệ

Nhận thấy những thành công bước đầu trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ giúp doanh nghiệp và chính phủ chuyển đổi số, FPT tiếp tục phát triển các gói giải pháp tiên tiến ứng dụng các công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloud), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… và mở rộng kênh bán hàng trong và ngoài nước để đẩy mạnh tăng trưởng trong các năm tới.

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài

  • Tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ chuyển dịch lên điện toán đám mây, chuyển đổi số thông qua các công nghệ Lowcode và tự động hóa. Bên cạnh đó, FPT cũng sẽ phát triển các giải pháp riêng phục vụ hệ thống công nghệ lõi của khách hàng. 
  • Tập trung cung cấp sản phẩm, dịch vụ, giải pháp cho các doanh nghiệp Fortune Global 500 trong các ngành nghề đang tăng trưởng nhanh và mở rộng thị trường thông qua mua bán và sáp nhập.
  • Thúc đẩy tuyển dụng chuyên gia đầu ngành và đào tạo, thu hút sinh viên tài năng để bổ sung nguồn lực nghiên cứu, tư vấn, triển khai; không ngừng tìm kiếm các cơ hội M&A. Nhờ đó, FPT nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và phát triển các nền tảng trí tuệ nhân tạo, sản phẩm, giải pháp công nghệ mới. 

 

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường Việt Nam

  • Tập trung bán hàng cho khối Khách hàng Tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân Việt Nam (VNR500), nhờ vào vị thế, kinh nghiệm, và nguồn lực công nghệ của toàn Tập đoàn. Đặc biệt, xây dựng các giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp trong các ngành quan trọng như Bất động sản, Tài chính ngân hàng và Sản xuất. 
  • Mở rộng các chiến dịch tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho các đơn vị công cấp trung ương và địa phương, góp phần xây dựng chính quyền số hiệu quả. 
  • Phát triển các sản phẩm công nghệ Made by FPT phục vụ thị trường tiêu dùng chung. 
  • Phát triển giải pháp trí tuệ nhân tạo số 1 tại Việt Nam và những sản phẩm đặc thù phục vụ những ngành quan trọng của nền kinh tế. 
  • Tiếp tục xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực công nghệ đồng thời chú trọng chủ động về nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hoạt động đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT.

Khối Viễn thông

Dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang chuyển dịch nhanh chóng các hoạt động hàng ngày lên không gian mạng. Do vậy, nhu cầu đối với hạ tầng công nghệ và năng lực xử lý dữ liệu tăng trưởng mạnh mẽ, thúc đẩy các đơn vị viễn thông như FPT mở rộng đầu tư và ứng dụng công nghệ, để đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng theo thời gian thực. 

Bên cạnh đó, việc dành nhiều thời gian làm việc, giải trí, nghiên cứu thông tin qua Internet tạo ra cơ hội cho các đơn vị có năng lực phát triển nội dung số như FPT. Trong tương lai gần, với sự phát triển của các công nghệ mới như thực tế ảo, thực tế tăng cường, FPT mong muốn sẽ tích hợp các trải nghiệm nội dung số, công nghệ mới vào các sự kiện của tương lai.

Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông

  • Tiếp tục tập trung xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc thông qua ứng dụng dữ liệu lớn và phân tích hành vi khách hàng cũng như sử dụng các công nghệ mới. Quản trị sâu sát và đổi mới quá trình chăm sóc khách hàng, từ khâu bán hàng đến hậu mãi, bảo trì, các dịch vụ gia tăng… 
  • Mở rộng dịch vụ truyền hình trả tiền với các tuyến nội dung mới, nội địa hóa, giúp thu hút người dùng mới, đặc biệt những người dùng sử dụng gói dịch vụ trọn gói Internet và truyền hình của FPT. 
  • Mở rộng các dịch vụ, sản phẩm cho doanh nghiệp như OnCX, SD Swan… cũng như phát triển hệ thống trung tâm dữ liệu hiện đại, phục vụ nhu cầu chuyển đổi số ngày càng gia tăng.
  • Xây dựng các kênh bán hàng mới giúp tiếp cận các khách hàng tại khu vực ngoại ô, nông thôn một cách hiệu quả hơn. 
  • Liên tục đầu tư hạ tầng công nghệ cũng như hệ thống đường truyền Internet quốc tế, đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cho người dùng.

 

Lĩnh vực Dịch vụ nội dung số

  • Mở rộng hoạt động tổ chức sự kiện, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ để tổ chức các sự kiện kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến. 
  • Xây dựng các trung tâm nội dung với tốc độ phát triển cao, tập trung vào các tuyến nội dung nhiều tiềm năng như bất động sản, sức khỏe, xe…

Lĩnh vực Giáo dục

Với dân số 100 triệu dân, trong đó gần 20 triệu người đang trong độ tuổi đi học phổ thông (06 – 17 tuổi) và 10 triệu trẻ dưới 6 tuổi, Việt Nam là một thị trường giáo dục quy mô lớn, ước tính đạt 10 tỷ USD (Euromonitor). Cùng lúc đó, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng tăng trưởng nhanh chóng, tạo nên nhu cầu lớn đối với các đơn vị giáo dục tư nhân chất lượng cao. Chính vì vậy, giáo dục dự kiến tăng trưởng tốt trong các năm tới, số lượng trường công lập có xu hướng giảm trong khi số lượng trường ngoài công lập lại tăng mạnh trong những năm vừa rồi. 

Nhận thấy xu thế chuyển dịch sang giáo dục tư nhân chất lượng cao, FPT sẽ triển khai mở rộng cả theo chiều dọc (bổ sung các chương trình dạy học mới cho các phân khúc học sinh khác nhau) và chiều ngang (mở rộng và xây mới các cơ sở mới tại các tỉnh thành khác nhau), quyết tâm trở thành hệ thống giáo dục mega quy mô lớn tại Việt Nam. Để đạt được điều này, FPT sẽ ứng dụng chuyển đổi số để đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng trải nghiệm của học sinh và đẩy mạnh phát triển thương hiệu giáo dục của FPT.

Kế hoạch đầu tư dự kiến

Nhằm đảm bảo đà tăng trưởng lâu dài, FPT sẽ triển khai đầu tư xây dựng mới với các nội dung chính như sau:

  • Khối Công nghệ: Tiếp tục mở rộng các khu tổ hợp văn phòng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM… cũng như đầu tư vào hạ tầng công nghệ phục vụ hoạt động kinh doanh. 
  • Khối Viễn thông: Đầu tư bổ sung một tuyến trục để đảm bảo hệ thống tuyến trục nội địa, tiếp tục nâng cấp chất lượng hạ tầng mạng nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu. 
  • Khối Giáo dục: Đầu tư mở rộng các khuôn viên tại khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định; đưa vào hoạt động hai điểm trường phổ thông mới tại Bắc Ninh, Hải Phòng; tiếp tục hoàn tất thủ tục đầu tư các dự án trường liên cấp tại Quảng Nam, Bắc Giang, Hà Nam….

 

Chi phí đầu tư dự kiến trong năm 2022

Đơn vị: tỷ VNĐ

Khối kinh doanh
Năm 2022
Khối Công nghệ

1.200

Khối Viễn thông
2.000
Lĩnh vực Giáo dục

800

Tổng

4.000

Phân tích hoạt động kinh doanh

Vượt qua mọi khó khăn chưa từng có trong lịch sử, FPT đã chủ động, linh hoạt, quyết liệt nắm bắt cũng như kiến tạo các cơ hội, đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm/giải pháp/dịch vụ mới, tăng cường chuyển đổi số nội bộ và nâng cao năng lực nhân sự tạo đà tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong dài hạn.

Loading...

Khối Công nghệ

Nhờ vào các khoản đầu tư từ sớm vào hệ thống công nghệ nội bộ, đội ngũ nhân sự và các giải pháp ứng dụng công nghệ nổi trội, FPT đã đón đầu nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và Chính phủ trong năm 2021.

Xem thêm

Khối Công nghệ

Khối Công nghệ đạt doanh thu 20.736 tỷ đồng và LNTT 2.799 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,4% và 24,3% so với cùng kỳ. Nhờ các khoản đầu tư từ sớm vào hệ thống công nghệ nội bộ, đội ngũ nhân sự và các giải pháp ứng dụng công nghệ số, FPT đã đón đầu nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và Chính phủ trong năm 2021.

Doanh thu
0
tỷ VNĐ
  • 23,4%
Lợi nhuận trước thuế
0
tỷ VNĐ
  • 24.3%

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài

Dù phải đương đầu với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và nhiều nước khác trong năm 2021, nhưng nhờ sự chủ động thích ứng với hoàn cảnh, linh hoạt đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với tốc độ vượt trội đã giúp công ty nắm bắt thành công các cơ hội khi kinh tế toàn cầu phục hồi, tiếp tục đưa công ty tăng trưởng cao hai chữ số, triển khai thành công nhiều dự án lớn với giá trị lên đến hàng trăm triệu đô. Năm 2022 và các năm tiếp theo, với tinh thần ONE TEAM, công ty tập trung xây dựng năng lực tư vấn, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số trọn gói, phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trung tâm khu vực khác như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản… Từ đó, đưa công ty trở thành đối tác chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của các khách hàng triệu đô trên toàn cầu, sớm hiện thực hóa mục tiêu công ty tỷ đô có đẳng cấp thế giới.

Ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT Software

Doanh thu và LNTT lĩnh vực Dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT đạt lần lượt 14.541 tỷ đồng và 2.424 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2% và 23,0% so với cùng kỳ. Trong đó, nhờ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế sau đại dịch cũng như nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số, doanh thu từ các thị trường như Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đều đạt mức tăng trưởng cao, lần lượt 52% và 27%. Doanh thu từ thị trường Nhật Bản và châu Âu do vẫn chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh nên tăng trưởng có phần chậm hơn các thị trường khác, với mức tăng trưởng lần lượt là 5% và 15%. Ngoài ra, tỷ giá đồng Yên giảm mạnh trong năm 2021 cũng là yếu tố gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu tại thị trường Nhật Bản. Nếu tính theo giá trị tiền Yên, doanh thu thị trường Nhật tăng trưởng trên 11% so với năm 2020. 

Tuy nhiên, nhờ các biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, gia tăng đóng góp của doanh thu chuyển đổi số cũng như việc thắng thầu các dự án có quy mô lớn và giá trị cao nên biên lợi nhuận của lĩnh vực Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng nhẹ từ 16,4% năm 2020 lên 16,7%.

Tập trung xây dựng năng lực chuyển đổi số và các giải pháp công nghệ mới

Với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng mạnh, doanh thu chuyển đổi số dựa trên công nghệ mới đạt mức kỷ lục 5.522 tỷ đồng, tăng trưởng 72% so với cùng kỳ, đóng góp 38% vào doanh thu Dịch vụ CNTT nước ngoài. Đặc biệt, các dịch vụ, giải pháp liên quan đến Điện toán đám mây đem về doanh thu trên 100 triệu USD, tăng trưởng 161%. Bên cạnh đó, doanh thu từ các công nghệ khác như AI, Big Data và Lowcode cũng lần lượt tăng trưởng 204% và 142%, đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh ấn tượng của mảng chuyển đổi số cho thị trường nước ngoài.

 

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu chuyển đổi số

Để đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ dựa trên các công nghệ mới, Tập đoàn đã liên tục triển khai nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ứng dụng công nghệ số để hoàn thiện gói giải pháp dành cho khách hàng toàn cầu. Trong đó, nổi bật là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo, akaBot và Ubot. akaBot là sản phẩm Top 1 được các công ty tài chính, ngân hàng sử dụng nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý hồ sơ nội bộ, còn Ubot được các công ty vừa và nhỏ ưa chuộng nhờ vào quy trình sử dụng 03 bước vô cùng đơn giản. Ra mắt vào tháng 03/2021, hiện Ubot đã có hơn 150 công ty sử dụng, cho thấy tiềm năng lớn từ các sản phẩm số này. 

Đẩy mạnh triển khai dịch vụ cho các khách hàng “cá voi” và thắng thầu các dự án quy mô lớn

Chiến lược “săn cá voi” (khách hàng thuộc danh sách Fortune Global 500) của FPT cho thấy hiệu quả rõ rệt khi số lượng khách hàng đem về doanh số trên 1 triệu USD tăng lên 128 khách hàng và lần đầu tiên ghi nhận khách hàng đem về doanh số trên 70 triệu USD. Đây là kết quả của việc triển khai thắng thầu dự án lớn tại Mỹ trong năm 2020. Trong tương lai, FPT sẽ tiếp tục tìm đến các khách hàng “cá voi” để gia tốc tăng trưởng tại tất cả các thị trường. 

Không chỉ vậy, đối với các khách hàng cũ và mới, Tập đoàn tập trung cung cấp gói giải pháp, dịch vụ quy mô lớn, giúp FPT tối ưu về nguồn lực cũng như cải thiện biên lợi nhuận. Trong năm 2021, số lượng dự án có quy mô trên 5 triệu USD tăng lên 19 dự án, tương đương mức tăng trưởng 111%. Đặc biệt, FPT cũng thắng thầu dự án xây dựng quy mô trên 40 triệu USD cho Chính phủ Singapore, cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn của chiến lược “săn cá voi” này. Ngoài việc đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng các dự án lớn quy mô triệu USD, số lượng dự án quy mô vừa trên 500.000 USD đạt 257 dự án, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, cho thấy sự năng động và đa dạng trong hoạt động kinh doanh của Khối Công nghệ.

Số lượng khách hàng của FPT theo quy mô doanh số

Dữ liệu

2020

2021

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 20 triệu USD

1

 2

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 10 triệu USD

5

 6

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 5 triệu USD

14

16

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 1 triệu USD

118

128

Đẩy mạnh phát triển nguồn lực nhân sự và mở rộng đầu tư tại các thị trường mới đáp ứng nhu cầu tăng cao 

Doanh thu ký mới đạt 15.541 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ cho thấy nhu cầu cao từ khách hàng toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu và chất lượng dự án ngày càng phức tạp, FPT liên tục đẩy mạnh tuyển dụng các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và bổ sung nguồn lực sản xuất trong năm 2021. Số lượng nhân sự lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài đạt trên 18.000 người. Bên cạnh đó, Lĩnh vực này cũng mở rộng hoạt động thông qua việc mở mới chi nhánh tại Ấn Độ, Philippines hay đầu tư vào các đối tác như Intertec International – Công ty có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ CNTT tại thị trường Trung Mỹ. Tỷ lệ nghỉ việc của lĩnh vực Dịch vụ CNTT nước ngoài tăng nhẹ từ 17,5% lên 18,7% do thị trường lao động ngành CNTT tăng nóng trở lại, nhưng vẫn nằm ở mức thấp so với thị trường chung.

Tiêu chí

2020

2021

+/-

Tổng nhân sự bình quân (người)

16.132

 18.214

12,9%

Tổng nhân sự bình quân sản xuất (người)

14.821

 16.787

13,2%

Doanh thu / người (triệu VNĐ)

742

 807

8,6%

Doanh thu/người tăng tốc lên mức 8,6% do tốc độ tăng trưởng nhân sự đạt mức cao để kịp phục vụ nhu cầu lớn của khách hàng quốc tế. Tập đoàn cũng triển khai đào tạo đội ngũ và tuyển thêm các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Điện toán đám mây… để gia tăng năng lực phục vụ khách hàng.

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường trong nước

Doanh thu ký mới tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong mảng doanh nghiệp cho thấy nhu cầu thị trường tăng cao. Chúng tôi tập trung đầu tư phát triển các “vũ khí” chủ lực là giải pháp, sản phẩm chuyên ngành vượt trội và đẳng cấp, giúp giải quyết tối ưu các bài toán kinh doanh, vận hành của khách hàng. Năm 2022, Công ty tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành đối tác công nghệ số 1, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp và tổ chức trong cả nước với lợi nhuận tăng trưởng 27%

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc FPT IS

Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực Dịch vụ CNTT trong nước. Doanh thu và LNTT lần lượt đạt 6.196 tỷ đồng và 377 tỷ đồng, tăng trưởng 29,0% và 33,9% so với cùng kỳ. Doanh thu ký mới đạt 6.926 tỷ đồng, tăng trưởng 19,9%, cho thấy nhu cầu chuyển đổi số nội địa vô cùng lớn, mở ra làn sóng cơ hội lớn, giúp FPT khẳng định năng lực vượt trội trên thị trường. 

Tăng tốc độ khai thác nhu cầu chuyển đổi số doanh nghiệp

Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn. Công nghệ được xem là liều vaccine quan trọng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Mảng doanh nghiệp khởi sắc với doanh thu ký mới tăng trưởng 45,9%.  

Là đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại thị trường Việt Nam, FPT thấu hiểu nhu cầu và sớm đầu tư phát triển giải pháp công nghệ toàn diện cho một số ngành nghề trọng điểm của Việt Nam như ngân hàng, xây dựng – bất động sản và sản xuất…Với kinh nghiệm triển khai dày dặn, FPT đã đồng hành giải các bài toán kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp với thời gian triển khai tối ưu hơn. 

Chỉ trong năm 2021, FPT liên tiếp thiết lập kỷ lục cho ngành xây dựng – bất động sản (XD-BĐS) – một mảng thị trường đặc thù với yêu cầu phức tạp bậc nhất. Điển hình như: Golive hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP cho tổng thầu Coteccons chỉ trong 100 ngày – tạo nên chuẩn mực mới triển khai ERP cho ngành XD-BĐS; Khởi động triển khai dự án chuyển đổi số tổng thể và toàn diện với quy mô triển khai lớn nhất với thời gian tối ưu 28 tháng cho tập đoàn Đất Xanh. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng đầu ngành tiếp tục lựa chọn FPT là đơn vị đồng hành triển khai như Tập đoàn An Gia, Filmore. Những thành công bước đầu này giúp FPT khẳng định năng lực tư vấn, triển khai các hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể cho ngành XD-BĐS, là tiền để để FPT tiếp tục phát triển giải pháp chuyên sâu cho các chuyên ngành khác và chinh phục thêm nhiều khách hàng lớn trong năm 2022.  

Đẩy mạnh tiếp cận khối khách hàng Chính phủ, địa phương

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, với mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đang nhanh chóng xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số trong năm 2021.

Nhận thấy cơ hội lớn từ nguồn lực công, Tập đoàn FPT đã đẩy mạnh tiếp cận các cơ quan chính phủ cấp Bộ và địa phương để đề xuất tư vấn và triển khai nhiều dự án công nghệ lớn. 

Cụ thể, công ty đầu tư mở rộng hợp tác với các bộ, ban ngành trọng điểm, có nhiều nghiệp vụ cốt lõi tác động sâu rộng đến phát triển xã hội và cuộc sống của người dân, ví dụ như lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội. Bên cạnh đó, FPT đặt mục tiêu trở thành đối tác đồng hành tin cậy giúp các địa phương chuyển đổi số toàn diện, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế – xã hội với hai mũi nhọn chính là chính quyền số và đô thị thông minh. Trong năm 2021, FPT mở rộng quan hệ với 05 bộ ngành mới, tiếp cận 40 tỉnh thành và kí kết, triển khai dự án, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số cho 14 tỉnh thành trên toàn quốc.

FPT Smart Cloud: Mảng kinh doanh mới đầy triển vọng 

Trong năm 2021, lần đầu tiên Tập đoàn đã tách mảng kinh doanh Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại thị trường nội địa thành một khối kinh doanh riêng, hoạt động độc lập và nằm trong khu vực đầu tư mới. Mảng kinh doanh mới này đã có kết quả vô cùng ấn tượng khi cho ra mắt 37 sản phẩm Điện toán đám mây và 04 sản phẩm Trí tuệ nhân tạo, đem về 12 triệu USD doanh thu ký và 127 tỷ đồng doanh thu thực nhận. Trong đó, giải pháp tổng đài hỗ trợ F0 đã thực hiện 80 triệu cuộc gọi hỗ trợ người bị nhiễm Covid-19, giúp giảm áp lực lên hệ thống y tế quốc gia.

Khối Công nghệ

Khối Công nghệ đạt doanh thu 20.736 tỷ đồng và LNTT 2.799 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,4% và 24,3% so với cùng kỳ. Nhờ các khoản đầu tư từ sớm vào hệ thống công nghệ nội bộ, đội ngũ nhân sự và các giải pháp ứng dụng công nghệ số, FPT đã đón đầu nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và Chính phủ trong năm 2021.

Doanh thu
0
tỷ VNĐ
  • 23,4%
Lợi nhuận trước thuế
0
tỷ VNĐ
  • 24.3%

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài

Dù phải đương đầu với đại dịch Covid-19 ở Việt Nam và nhiều nước khác trong năm 2021, nhưng nhờ sự chủ động thích ứng với hoàn cảnh, linh hoạt đáp ứng các yêu cầu của khách hàng với tốc độ vượt trội đã giúp công ty nắm bắt thành công các cơ hội khi kinh tế toàn cầu phục hồi, tiếp tục đưa công ty tăng trưởng cao hai chữ số, triển khai thành công nhiều dự án lớn với giá trị lên đến hàng trăm triệu đô. Năm 2022 và các năm tiếp theo, với tinh thần ONE TEAM, công ty tập trung xây dựng năng lực tư vấn, giải pháp, dịch vụ chuyển đổi số trọn gói, phát triển nguồn nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các trung tâm khu vực khác như Ấn Độ, Philippines, Slovakia, Czech, Canada, Costa Rica, Columbia, Nhật Bản… Từ đó, đưa công ty trở thành đối tác chiến lược trong hành trình chuyển đổi số của các khách hàng triệu đô trên toàn cầu, sớm hiện thực hóa mục tiêu công ty tỷ đô có đẳng cấp thế giới.

Ông Phạm Minh Tuấn, Tổng Giám đốc FPT Software

Doanh thu và LNTT lĩnh vực Dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT đạt lần lượt 14.541 tỷ đồng và 2.424 tỷ đồng, tăng trưởng 21,2% và 23,0% so với cùng kỳ. Trong đó, nhờ việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế sau đại dịch cũng như nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư chuyển đổi số, doanh thu từ các thị trường như Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương (APAC) đều đạt mức tăng trưởng cao, lần lượt 52% và 27%. Doanh thu từ thị trường Nhật Bản và châu Âu do vẫn chịu tác động tiêu cực của dịch bệnh nên tăng trưởng có phần chậm hơn các thị trường khác, với mức tăng trưởng lần lượt là 5% và 15%. Ngoài ra, tỷ giá đồng Yên giảm mạnh trong năm 2021 cũng là yếu tố gây sụt giảm tốc độ tăng trưởng doanh thu tại thị trường Nhật Bản. Nếu tính theo giá trị tiền Yên, doanh thu thị trường Nhật tăng trưởng trên 11% so với năm 2020. 

Tuy nhiên, nhờ các biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, gia tăng đóng góp của doanh thu chuyển đổi số cũng như việc thắng thầu các dự án có quy mô lớn và giá trị cao nên biên lợi nhuận của lĩnh vực Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng nhẹ từ 16,4% năm 2020 lên 16,7%.

Tập trung xây dựng năng lực chuyển đổi số và các giải pháp công nghệ mới

Với nhu cầu chuyển đổi số ngày càng tăng mạnh, doanh thu chuyển đổi số dựa trên công nghệ mới đạt mức kỷ lục 5.522 tỷ đồng, tăng trưởng 72% so với cùng kỳ, đóng góp 38% vào doanh thu Dịch vụ CNTT nước ngoài. Đặc biệt, các dịch vụ, giải pháp liên quan đến Điện toán đám mây đem về doanh thu trên 100 triệu USD, tăng trưởng 161%. Bên cạnh đó, doanh thu từ các công nghệ khác như AI, Big Data và Lowcode cũng lần lượt tăng trưởng 204% và 142%, đóng góp lớn vào kết quả kinh doanh ấn tượng của mảng chuyển đổi số cho thị trường nước ngoài.

 

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu chuyển đổi số

Để đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ dựa trên các công nghệ mới, Tập đoàn đã liên tục triển khai nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ ứng dụng công nghệ số để hoàn thiện gói giải pháp dành cho khách hàng toàn cầu. Trong đó, nổi bật là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo, akaBot và Ubot. akaBot là sản phẩm Top 1 được các công ty tài chính, ngân hàng sử dụng nhằm tối ưu hóa quy trình xử lý hồ sơ nội bộ, còn Ubot được các công ty vừa và nhỏ ưa chuộng nhờ vào quy trình sử dụng 03 bước vô cùng đơn giản. Ra mắt vào tháng 03/2021, hiện Ubot đã có hơn 150 công ty sử dụng, cho thấy tiềm năng lớn từ các sản phẩm số này. 

Đẩy mạnh triển khai dịch vụ cho các khách hàng “cá voi” và thắng thầu các dự án quy mô lớn

Chiến lược “săn cá voi” (khách hàng thuộc danh sách Fortune Global 500) của FPT cho thấy hiệu quả rõ rệt khi số lượng khách hàng đem về doanh số trên 1 triệu USD tăng lên 128 khách hàng và lần đầu tiên ghi nhận khách hàng đem về doanh số trên 70 triệu USD. Đây là kết quả của việc triển khai thắng thầu dự án lớn tại Mỹ trong năm 2020. Trong tương lai, FPT sẽ tiếp tục tìm đến các khách hàng “cá voi” để gia tốc tăng trưởng tại tất cả các thị trường. 

Không chỉ vậy, đối với các khách hàng cũ và mới, Tập đoàn tập trung cung cấp gói giải pháp, dịch vụ quy mô lớn, giúp FPT tối ưu về nguồn lực cũng như cải thiện biên lợi nhuận. Trong năm 2021, số lượng dự án có quy mô trên 5 triệu USD tăng lên 19 dự án, tương đương mức tăng trưởng 111%. Đặc biệt, FPT cũng thắng thầu dự án xây dựng quy mô trên 40 triệu USD cho Chính phủ Singapore, cho thấy tiềm năng phát triển vô cùng lớn của chiến lược “săn cá voi” này. Ngoài việc đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng các dự án lớn quy mô triệu USD, số lượng dự án quy mô vừa trên 500.000 USD đạt 257 dự án, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, cho thấy sự năng động và đa dạng trong hoạt động kinh doanh của Khối Công nghệ.

Số lượng khách hàng của FPT theo quy mô doanh số

Dữ liệu

2020

2021

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 20 triệu USD

1

 2

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 10 triệu USD

5

 6

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 5 triệu USD

14

16

Số khách hàng có doanh số lớn hơn 1 triệu USD

118

128

Đẩy mạnh phát triển nguồn lực nhân sự và mở rộng đầu tư tại các thị trường mới đáp ứng nhu cầu tăng cao 

Doanh thu ký mới đạt 15.541 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ cho thấy nhu cầu cao từ khách hàng toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu và chất lượng dự án ngày càng phức tạp, FPT liên tục đẩy mạnh tuyển dụng các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực và bổ sung nguồn lực sản xuất trong năm 2021. Số lượng nhân sự lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài đạt trên 18.000 người. Bên cạnh đó, Lĩnh vực này cũng mở rộng hoạt động thông qua việc mở mới chi nhánh tại Ấn Độ, Philippines hay đầu tư vào các đối tác như Intertec International – Công ty có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ CNTT tại thị trường Trung Mỹ. Tỷ lệ nghỉ việc của lĩnh vực Dịch vụ CNTT nước ngoài tăng nhẹ từ 17,5% lên 18,7% do thị trường lao động ngành CNTT tăng nóng trở lại, nhưng vẫn nằm ở mức thấp so với thị trường chung.

Tiêu chí

2020

2021

+/-

Tổng nhân sự bình quân (người)

16.132

 18.214

12,9%

Tổng nhân sự bình quân sản xuất (người)

14.821

 16.787

13,2%

Doanh thu / người (triệu VNĐ)

742

 807

8,6%

Doanh thu/người tăng tốc lên mức 8,6% do tốc độ tăng trưởng nhân sự đạt mức cao để kịp phục vụ nhu cầu lớn của khách hàng quốc tế. Tập đoàn cũng triển khai đào tạo đội ngũ và tuyển thêm các chuyên gia công nghệ hàng đầu trong các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Blockchain, Điện toán đám mây… để gia tăng năng lực phục vụ khách hàng.

Lĩnh vực Dịch vụ CNTT cho thị trường trong nước

Doanh thu ký mới tăng trưởng mạnh, đặc biệt trong mảng doanh nghiệp cho thấy nhu cầu thị trường tăng cao. Chúng tôi tập trung đầu tư phát triển các “vũ khí” chủ lực là giải pháp, sản phẩm chuyên ngành vượt trội và đẳng cấp, giúp giải quyết tối ưu các bài toán kinh doanh, vận hành của khách hàng. Năm 2022, Công ty tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu trở thành đối tác công nghệ số 1, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp và tổ chức trong cả nước với lợi nhuận tăng trưởng 27%

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc FPT IS

Năm 2021 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của lĩnh vực Dịch vụ CNTT trong nước. Doanh thu và LNTT lần lượt đạt 6.196 tỷ đồng và 377 tỷ đồng, tăng trưởng 29,0% và 33,9% so với cùng kỳ. Doanh thu ký mới đạt 6.926 tỷ đồng, tăng trưởng 19,9%, cho thấy nhu cầu chuyển đổi số nội địa vô cùng lớn, mở ra làn sóng cơ hội lớn, giúp FPT khẳng định năng lực vượt trội trên thị trường. 

Tăng tốc độ khai thác nhu cầu chuyển đổi số doanh nghiệp

Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn. Công nghệ được xem là liều vaccine quan trọng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Mảng doanh nghiệp khởi sắc với doanh thu ký mới tăng trưởng 45,9%.  

Là đơn vị cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu tại thị trường Việt Nam, FPT thấu hiểu nhu cầu và sớm đầu tư phát triển giải pháp công nghệ toàn diện cho một số ngành nghề trọng điểm của Việt Nam như ngân hàng, xây dựng – bất động sản và sản xuất…Với kinh nghiệm triển khai dày dặn, FPT đã đồng hành giải các bài toán kinh doanh và vận hành của doanh nghiệp với thời gian triển khai tối ưu hơn. 

Chỉ trong năm 2021, FPT liên tiếp thiết lập kỷ lục cho ngành xây dựng – bất động sản (XD-BĐS) – một mảng thị trường đặc thù với yêu cầu phức tạp bậc nhất. Điển hình như: Golive hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP cho tổng thầu Coteccons chỉ trong 100 ngày – tạo nên chuẩn mực mới triển khai ERP cho ngành XD-BĐS; Khởi động triển khai dự án chuyển đổi số tổng thể và toàn diện với quy mô triển khai lớn nhất với thời gian tối ưu 28 tháng cho tập đoàn Đất Xanh. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng đầu ngành tiếp tục lựa chọn FPT là đơn vị đồng hành triển khai như Tập đoàn An Gia, Filmore. Những thành công bước đầu này giúp FPT khẳng định năng lực tư vấn, triển khai các hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể cho ngành XD-BĐS, là tiền để để FPT tiếp tục phát triển giải pháp chuyên sâu cho các chuyên ngành khác và chinh phục thêm nhiều khách hàng lớn trong năm 2022.  

Đẩy mạnh tiếp cận khối khách hàng Chính phủ, địa phương

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mong muốn Việt Nam trở thành quốc gia số, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới, với mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Theo đó, các bộ, ngành, địa phương đang nhanh chóng xây dựng và bắt đầu triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch về chuyển đổi số trong năm 2021.

Nhận thấy cơ hội lớn từ nguồn lực công, Tập đoàn FPT đã đẩy mạnh tiếp cận các cơ quan chính phủ cấp Bộ và địa phương để đề xuất tư vấn và triển khai nhiều dự án công nghệ lớn. 

Cụ thể, công ty đầu tư mở rộng hợp tác với các bộ, ban ngành trọng điểm, có nhiều nghiệp vụ cốt lõi tác động sâu rộng đến phát triển xã hội và cuộc sống của người dân, ví dụ như lĩnh vực liên quan đến an sinh xã hội. Bên cạnh đó, FPT đặt mục tiêu trở thành đối tác đồng hành tin cậy giúp các địa phương chuyển đổi số toàn diện, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế – xã hội với hai mũi nhọn chính là chính quyền số và đô thị thông minh. Trong năm 2021, FPT mở rộng quan hệ với 05 bộ ngành mới, tiếp cận 40 tỉnh thành và kí kết, triển khai dự án, đào tạo thay đổi nhận thức chuyển đổi số cho 14 tỉnh thành trên toàn quốc.

FPT Smart Cloud: Mảng kinh doanh mới đầy triển vọng 

Trong năm 2021, lần đầu tiên Tập đoàn đã tách mảng kinh doanh Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại thị trường nội địa thành một khối kinh doanh riêng, hoạt động độc lập và nằm trong khu vực đầu tư mới. Mảng kinh doanh mới này đã có kết quả vô cùng ấn tượng khi cho ra mắt 37 sản phẩm Điện toán đám mây và 04 sản phẩm Trí tuệ nhân tạo, đem về 12 triệu USD doanh thu ký và 127 tỷ đồng doanh thu thực nhận. Trong đó, giải pháp tổng đài hỗ trợ F0 đã thực hiện 80 triệu cuộc gọi hỗ trợ người bị nhiễm Covid-19, giúp giảm áp lực lên hệ thống y tế quốc gia.

Khối Viễn thông

Tập trung nâng cao hơn nữa trải nghiệm khách hàng, ra mắt các sản phẩm mới, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và phát triển các mô hình kinh doanh mới, khối Viễn thông tiếp tục tăng trưởng tốt cả về doanh thu, lợi nhuận, quy mô khách hàng.

Xem thêm

Khối Viễn thông

Khối Viễn thông đem về doanh thu 12.686 tỷ đồng và LNTT 2.395 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 10,6% và 15,5% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 18,1% lên 18,9%. Khối viễn thông đã lên kế hoạch đầu tư bổ sung một tuyến trục để đảm bảo hệ thống tuyến trục nội địa, tiếp tục nâng cấp chất lượng hạ tầng mạng nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Doanh thu
0
tỷ VNĐ
  • 10,6%
Lợi nhuận trước thuế
0
tỷ VNĐ
  • 15,5%

Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông

Năm 2021, công ty đã triển khai hàng loạt chiến dịch kinh doanh, thi đua, chăm sóc khách hàng xuyên suốt tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kết nối khách hàng. Năm 2022, công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm công nghệ mới, tạo động lực gia tăng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Ông Hoàng Việt Anh, Tổng Giám đốc FPT Telecom

Doanh thu và LNTT Dịch vụ Viễn thông lần lượt đạt 12.079 tỷ đồng và 2.119 tỷ đồng, tăng trưởng 11,2% và 16,5% so với cùng kỳ. Biên LNTT tăng từ 16,7% lên 17,5% nhờ vào lợi nhuận tăng vọt của mảng dịch vụ truyền hình trả tiền. 

Bất chấp các khó khăn trong việc triển khai bán hàng trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, số lượng người dùng Internet và truyền hình trả tiền của FPT vẫn tăng trưởng ở mức cao, giúp tăng độ phủ cấp quận, huyện từ 55% năm 2020 lên 59% năm 2021. Thành công trên là nhờ việc công ty đã nhanh chóng thích ứng với tình hình, chuyển đổi mô hình bán hàng từ trực tiếp sang trực tuyến và đa dạng hóa các kênh kinh doanh theo nhiều hướng khác nhau. Đặc biệt, lợi nhuận của mảng dịch vụ truyền hình trả tiền tăng lên hơn 08 lần nhờ vượt điểm hòa vốn từ giữa năm 2020. 

Về hoạt động công nghệ và chuyển đổi số, công ty đã tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng như phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới. Nhờ ứng dụng công nghệ, FPT đã kiểm soát tỷ lệ rời mạng hiệu quả hơn thông qua đánh giá chi tiết về hành vi khách hàng, giúp dự báo sớm hơn về xu hướng rời mạng của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đóng gói hoàn thiện sản phẩm Smart Home với trung tâm là thiết bị FPT Play Box, đây là một trong những sản phẩm chiến lược để hình thành hệ sinh thái của công ty trong các năm tiếp theo.

Trong năm 2021, FPT cũng liên tục đầu tư mở rộng hệ thống hạ tầng công nghệ, hỗ trợ cho tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và quốc gia. Theo đó, rút kinh nghiệm từ các sự cố cáp quốc tế trong năm 2020, công ty đã đẩy mạnh việc tìm kiếm và đa dạng hóa các kênh truyền từ nước ngoài, từ đó đã giúp băng thông quốc tế 2021 đạt trên 3.000 Gbps, đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay cả trong những trường hợp sự cố tương tự như 2020. Trong khi đó, trung tâm dữ liệu hiện đạt bậc nhất FPT Fornix cũng liên tục được ghi nhận và chiến thắng các giải thưởng lớn, khẳng định chất lượng hạ tầng với khách hàng trong nước và nước ngoài: “Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam” tại lễ trao giải Cloud & Data Center, danh hiệu “Cơ sở sử dụng năng lượng xanh năm 2021” trao bởi UBND TP. Hà Nội, chứng chỉ TIA 924 chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam…

Lĩnh vực Dịch vụ Nội dung số

Năm 2021, Công ty nỗ lực thần tốc ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như eBox, Online Fair, Hybrid Event, Health Care Connect, Edu Connect...giải quyết các nhu cầu đứt gãy về mặt thông tin của các ngành trọng điểm. Công ty kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành Công ty truyền thông marketing số hàng đầu Việt Nam với phương châm “Mỗi điểm chạm là một cơ hội

Ông Ngô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc FPT Online

Do ảnh hưởng của việc đóng cửa kinh tế kéo dài, việc tổ chức và triển khai các sự kiện và bán hàng của lĩnh vực Nội dung số bị gián đoạn trong năm 2021. Vì vậy, doanh thu và LNTT lần lượt đạt 608 tỷ đồng và 276 tỷ đồng, tăng trưởng 1,4% và 8,1%, tương ứng với 90% mức kế hoạch đề ra. 

Quyết tâm tạo nên sức bật, lĩnh vực Dịch vụ này đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm mới trong năm 2021. Đầu tiên, công ty đã cho triển khai nhiều hybrid-event (sự kiện kết hợp trực tuyến và trực tiếp), áp dụng công nghệ số để gia tăng trải nghiệm người dùng. Các chương trình Tech Awards, CTO Summit, Agri Online Expo, Debate Challenge…lần lượt được tổ chức, bất chấp các thách thức của đại dịch Covid 19.

Các chương trình thể thao được đưa lên nền tảng online VRace, thu hút hơn 60.000 người tham gia, giúp người dùng có nhiều cơ hội tham gia các chương trình thể thao nâng cao sức khỏe, kết hợp các chiến dịch thiện nguyện, từ thiện như: Run for Vaccine, Cùng miền Tây vượt hạn mặn, Bản lĩnh Việt Nam…

Trước các nhu cầu cấp thiết về chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực Dịch vụ này đã cho ra mắt các chuyên trang như Covid 19, Dành cho F0…cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng về phòng dịch, chăm sóc người bệnh, các phương án điều trị hậu Covid…Nhờ vậy, lĩnh vực Dịch vụ nội dung số đã kí kết thành công được nhiều hợp đồng với quy mô lớn chưa từng có ở mảng Dược Y tế. 

Bên cạnh đó, FPT tiếp tục phát triển các sản phẩm nội dung số mới, tập trung giải quyết các đứt gãy của các ngành như Giáo dục, Sức khỏe như EduConnect và HealthCare Connect. Cuối năm 2021, công ty cũng đã lần đầu ký kết được hợp đồng giá trị lớn ở mảng Giáo dục.

Đối mặt với thời gian giãn cách, đa phần mọi người phải ở nhà, FPT nhận thấy nhu cầu học tập, thu nạp kiến thức tăng cao và ngay lập tức cho ra mắt nền tảng chia sẻ kiến thức eBox trong vòng 2 tuần. Ngay sau đó, eBox với các các khóa chia sẻ về Chứng khoán, Tài chính, Bất động sản…đã lên sóng với nhiều diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút hàng ngàn người tham gia, mang lại nguồn doanh thu mới cho công ty.

Trong năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng lớn, lĩnh vực Dịch vụ nội dung số tập trung phát huy các giá trị và sản phẩm cốt lõi trong mảng Nội dung số, Quảng cáo trực tuyến. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Nền tảng công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ số mới, tiệm cận xu thế phát triển của thế giới và mở ra các cơ hội trong việc hợp tác với hàng ngàn các doanh nghiệp, đối tác.

Khối Viễn thông

Khối Viễn thông đem về doanh thu 12.686 tỷ đồng và LNTT 2.395 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 10,6% và 15,5% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận trước thuế tăng trưởng từ 18,1% lên 18,9%. Khối viễn thông đã lên kế hoạch đầu tư bổ sung một tuyến trục để đảm bảo hệ thống tuyến trục nội địa, tiếp tục nâng cấp chất lượng hạ tầng mạng nội địa và hệ thống trung tâm dữ liệu trong tương lai.

Doanh thu
0
tỷ VNĐ
  • 10,6%
Lợi nhuận trước thuế
0
tỷ VNĐ
  • 15,5%

Lĩnh vực Dịch vụ Viễn thông

Năm 2021, công ty đã triển khai hàng loạt chiến dịch kinh doanh, thi đua, chăm sóc khách hàng xuyên suốt tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kết nối khách hàng. Năm 2022, công ty tiếp tục theo đuổi chiến lược nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các sản phẩm công nghệ mới, tạo động lực gia tăng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Ông Hoàng Việt Anh, Tổng Giám đốc FPT Telecom

Doanh thu và LNTT Dịch vụ Viễn thông lần lượt đạt 12.079 tỷ đồng và 2.119 tỷ đồng, tăng trưởng 11,2% và 16,5% so với cùng kỳ. Biên LNTT tăng từ 16,7% lên 17,5% nhờ vào lợi nhuận tăng vọt của mảng dịch vụ truyền hình trả tiền. 

Bất chấp các khó khăn trong việc triển khai bán hàng trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, số lượng người dùng Internet và truyền hình trả tiền của FPT vẫn tăng trưởng ở mức cao, giúp tăng độ phủ cấp quận, huyện từ 55% năm 2020 lên 59% năm 2021. Thành công trên là nhờ việc công ty đã nhanh chóng thích ứng với tình hình, chuyển đổi mô hình bán hàng từ trực tiếp sang trực tuyến và đa dạng hóa các kênh kinh doanh theo nhiều hướng khác nhau. Đặc biệt, lợi nhuận của mảng dịch vụ truyền hình trả tiền tăng lên hơn 08 lần nhờ vượt điểm hòa vốn từ giữa năm 2020. 

Về hoạt động công nghệ và chuyển đổi số, công ty đã tối ưu trải nghiệm khách hàng cũng như phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ mới. Nhờ ứng dụng công nghệ, FPT đã kiểm soát tỷ lệ rời mạng hiệu quả hơn thông qua đánh giá chi tiết về hành vi khách hàng, giúp dự báo sớm hơn về xu hướng rời mạng của nhiều nhóm khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, công ty cũng đã đóng gói hoàn thiện sản phẩm Smart Home với trung tâm là thiết bị FPT Play Box, đây là một trong những sản phẩm chiến lược để hình thành hệ sinh thái của công ty trong các năm tiếp theo.

Trong năm 2021, FPT cũng liên tục đầu tư mở rộng hệ thống hạ tầng công nghệ, hỗ trợ cho tiến trình chuyển đổi số của doanh nghiệp và quốc gia. Theo đó, rút kinh nghiệm từ các sự cố cáp quốc tế trong năm 2020, công ty đã đẩy mạnh việc tìm kiếm và đa dạng hóa các kênh truyền từ nước ngoài, từ đó đã giúp băng thông quốc tế 2021 đạt trên 3.000 Gbps, đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng ngay cả trong những trường hợp sự cố tương tự như 2020. Trong khi đó, trung tâm dữ liệu hiện đạt bậc nhất FPT Fornix cũng liên tục được ghi nhận và chiến thắng các giải thưởng lớn, khẳng định chất lượng hạ tầng với khách hàng trong nước và nước ngoài: “Nhà cung cấp dịch vụ Trung tâm dữ liệu hàng đầu Việt Nam” tại lễ trao giải Cloud & Data Center, danh hiệu “Cơ sở sử dụng năng lượng xanh năm 2021” trao bởi UBND TP. Hà Nội, chứng chỉ TIA 924 chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam…

Lĩnh vực Dịch vụ Nội dung số

Năm 2021, Công ty nỗ lực thần tốc ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như eBox, Online Fair, Hybrid Event, Health Care Connect, Edu Connect...giải quyết các nhu cầu đứt gãy về mặt thông tin của các ngành trọng điểm. Công ty kiên định theo đuổi mục tiêu trở thành Công ty truyền thông marketing số hàng đầu Việt Nam với phương châm “Mỗi điểm chạm là một cơ hội

Ông Ngô Mạnh Cường, Tổng Giám đốc FPT Online

Do ảnh hưởng của việc đóng cửa kinh tế kéo dài, việc tổ chức và triển khai các sự kiện và bán hàng của lĩnh vực Nội dung số bị gián đoạn trong năm 2021. Vì vậy, doanh thu và LNTT lần lượt đạt 608 tỷ đồng và 276 tỷ đồng, tăng trưởng 1,4% và 8,1%, tương ứng với 90% mức kế hoạch đề ra. 

Quyết tâm tạo nên sức bật, lĩnh vực Dịch vụ này đã phát triển nhiều loại hình dịch vụ và sản phẩm mới trong năm 2021. Đầu tiên, công ty đã cho triển khai nhiều hybrid-event (sự kiện kết hợp trực tuyến và trực tiếp), áp dụng công nghệ số để gia tăng trải nghiệm người dùng. Các chương trình Tech Awards, CTO Summit, Agri Online Expo, Debate Challenge…lần lượt được tổ chức, bất chấp các thách thức của đại dịch Covid 19.

Các chương trình thể thao được đưa lên nền tảng online VRace, thu hút hơn 60.000 người tham gia, giúp người dùng có nhiều cơ hội tham gia các chương trình thể thao nâng cao sức khỏe, kết hợp các chiến dịch thiện nguyện, từ thiện như: Run for Vaccine, Cùng miền Tây vượt hạn mặn, Bản lĩnh Việt Nam…

Trước các nhu cầu cấp thiết về chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực Dịch vụ này đã cho ra mắt các chuyên trang như Covid 19, Dành cho F0…cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng về phòng dịch, chăm sóc người bệnh, các phương án điều trị hậu Covid…Nhờ vậy, lĩnh vực Dịch vụ nội dung số đã kí kết thành công được nhiều hợp đồng với quy mô lớn chưa từng có ở mảng Dược Y tế. 

Bên cạnh đó, FPT tiếp tục phát triển các sản phẩm nội dung số mới, tập trung giải quyết các đứt gãy của các ngành như Giáo dục, Sức khỏe như EduConnect và HealthCare Connect. Cuối năm 2021, công ty cũng đã lần đầu ký kết được hợp đồng giá trị lớn ở mảng Giáo dục.

Đối mặt với thời gian giãn cách, đa phần mọi người phải ở nhà, FPT nhận thấy nhu cầu học tập, thu nạp kiến thức tăng cao và ngay lập tức cho ra mắt nền tảng chia sẻ kiến thức eBox trong vòng 2 tuần. Ngay sau đó, eBox với các các khóa chia sẻ về Chứng khoán, Tài chính, Bất động sản…đã lên sóng với nhiều diễn giả nổi tiếng trong và ngoài nước, thu hút hàng ngàn người tham gia, mang lại nguồn doanh thu mới cho công ty.

Trong năm 2022, với mục tiêu tăng trưởng lớn, lĩnh vực Dịch vụ nội dung số tập trung phát huy các giá trị và sản phẩm cốt lõi trong mảng Nội dung số, Quảng cáo trực tuyến. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Nền tảng công nghệ, phát triển các sản phẩm dịch vụ số mới, tiệm cận xu thế phát triển của thế giới và mở ra các cơ hội trong việc hợp tác với hàng ngàn các doanh nghiệp, đối tác.

Lĩnh vực Giáo dục

2021 tiếp tục là một năm hoạt động hiệu quả và thành công của hệ thống giáo dục FPT. Việc ngành CNTT ngày càng thu hút sinh viên và học sinh theo học để có công việc tốt, ổn định và không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã giúp nhu cầu theo học hệ thống giáo dục FPT tăng mạnh tại tất cả các cấp.

Xem thêm

Lĩnh vực Giáo dục

2021 Tổ chức giáo dục FPT đã linh hoạt thích ứng vượt qua thách thức với các dấu ấn nổi trội về phương thức đào tạo, mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng, trở thành không gian giáo dục chất lượng cao - chi phí phù hợp, thu hút đông đảo người học.

Ông Lê Trường Tùng, Tổng Giám đốc FPT Education

Năm 2021 tiếp tục là một năm hoạt động hiệu quả của Hệ thống Giáo dục FPT (FPT Education). Doanh thu năm 2021 của lĩnh vực Giáo dục đạt 3.087 tỷ đồng, tăng 43,1%. Số lượng người học quy đổi từ tiểu học đến đại học trên toàn hệ thống là 74.313 người học, tăng 43% so với cùng kỳ.

Số lượng người học quy đổi trên toàn hệ thống
Đơn vị: người học quy đổi

Trong năm FPT đã làm việc với nhiều tỉnh thành để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án giáo dục, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo chất lượng cao tại địa phương. 

FPT Education đồng thời cũng liên tục nâng cao chất lượng và uy tín của hệ thống giáo dục thông qua việc có được chứng nhận đánh giá ISO 21001:2018 – chuẩn chất lượng riêng của ngành giáo dục. Tập đoàn cũng công bố hơn 300 bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus. 

Năm 2022, FPT Education sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các khuôn viên tại khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định; đưa vào hoạt động hai điểm trường phổ thông mới tại Bắc Ninh, Hải Phòng; tiếp tục hoàn tất thủ tục đầu tư các khu giáo dục tập trung và các trường liên cấp tại một số tỉnh thành khác.

Với tầm nhìn trở thành chuỗi giáo dục quy mô lớn (Mega Education), FPT dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng theo cả chiều dọc (cho ra mắt các sản phẩm đào tạo mới) và chiều ngang (mở rộng cơ sở tại các tỉnh thành trên toàn quốc).

Lĩnh vực Giáo dục

2021 Tổ chức giáo dục FPT đã linh hoạt thích ứng vượt qua thách thức với các dấu ấn nổi trội về phương thức đào tạo, mở rộng địa bàn, nâng cao chất lượng, trở thành không gian giáo dục chất lượng cao - chi phí phù hợp, thu hút đông đảo người học.

Ông Lê Trường Tùng, Tổng Giám đốc FPT Education

Năm 2021 tiếp tục là một năm hoạt động hiệu quả của Hệ thống Giáo dục FPT (FPT Education). Doanh thu năm 2021 của lĩnh vực Giáo dục đạt 3.087 tỷ đồng, tăng 43,1%. Số lượng người học quy đổi từ tiểu học đến đại học trên toàn hệ thống là 74.313 người học, tăng 43% so với cùng kỳ.

Số lượng người học quy đổi trên toàn hệ thống
Đơn vị: người học quy đổi

Trong năm FPT đã làm việc với nhiều tỉnh thành để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án giáo dục, hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo chất lượng cao tại địa phương. 

FPT Education đồng thời cũng liên tục nâng cao chất lượng và uy tín của hệ thống giáo dục thông qua việc có được chứng nhận đánh giá ISO 21001:2018 – chuẩn chất lượng riêng của ngành giáo dục. Tập đoàn cũng công bố hơn 300 bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus. 

Năm 2022, FPT Education sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các khuôn viên tại khu vực Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Định; đưa vào hoạt động hai điểm trường phổ thông mới tại Bắc Ninh, Hải Phòng; tiếp tục hoàn tất thủ tục đầu tư các khu giáo dục tập trung và các trường liên cấp tại một số tỉnh thành khác.

Với tầm nhìn trở thành chuỗi giáo dục quy mô lớn (Mega Education), FPT dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng theo cả chiều dọc (cho ra mắt các sản phẩm đào tạo mới) và chiều ngang (mở rộng cơ sở tại các tỉnh thành trên toàn quốc).

Báo cáo môi trường,
trách nhiệm xã hội và quản trị

Chúng tôi tin rằng, con đường để doanh nghiệp đối mặt với thách thức, tìm ra cơ hội, hướng đi mới trong tương lai đó chính là không chỉ tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển của cộng đồng và hạn chế tối đa các tác động đến môi trường. Năm 2021, các hoạt động về môi trường, trách nhiệm xã hội, quản trị (ESG) của FPT cũng đã được ghi nhận với chỉ số điểm đánh giá đạt 76%, tăng 11 điểm phần trăm so với năm 2020.

Loading...

Định hướng và mô hình phát triển bền vững

Ở một khía cạnh nào đó, đại dịch Covid – 19 kéo dài trong suốt hai năm vừa qua đã cho thấy một cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện hơn về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, tổ chức.

Xem thêm

Định hướng chung

Dựa trên chiến lược kinh doanh, FPT xây dựng định hướng và chiến lược phát triển bền vững đảm bảo sự hài hòa của ba yếu tố: Phát triển kinh tế, Hỗ trợ cộng đồng và Bảo vệ môi trường. Đồng thời, khi xác lập các chương trình hành động, FPT cũng tham chiếu với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và bộ tiêu chuẩn GRI Standards. 

Các mục tiêu phát triển bền vững kêu gọi hành động toàn cầu hướng đến một tương lai phát triển bền vững của tất cả các quốc gia vào năm 2030. Là Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, FPT sẵn sàng tham gia và đóng vai trò trong tất cả 17 mục tiêu thiên niên kỷ này. Nhưng với đặc thù hoạt động kinh doanh, các hoạt động của chúng tôi ảnh hưởng trực tiếp nhất đến 08 điều được nêu dưới đây.

Giáo dục có chất lượng; Bình đẳng giới; Năng lượng sạch với giá thành hợp lý; Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế; Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm; Hành động về khí hậu; Quan hệ đối tác vì các mục tiêu.

Các chương trình hành động

Ở một khía cạnh nào đó, đại dịch Covid – 19 kéo dài trong suốt hai năm vừa qua, đã cho thấy một cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện hơn về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Phát triển bền vững không chỉ là sự hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường mà cốt lõi là phải cùng chia sẻ lợi ích, chia sẻ giá trị và cả những rủi ro, đồng thời phải thực sự đặt yếu tố con người vào trung tâm của sự phát triển. Do đó, trong năm 2021 cũng như trong dài hạn, các chương trình hành động triển khai định hướng và chiến lược phát triển bền vững của FPT luôn hướng đến việc giúp các bên liên quan và cộng đồng giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của đại dịch cùng phát triển thịnh vượng bám sát các chương trình trọng điểm của 17 mục tiêu thiên niên kỷ.

Nhóm chủ đề

Chương trình hành động

Kết quả năm 2021

Kinh tế

Duy trì tăng trưởng kinh tế.

Các chỉ tiêu kinh doanh tiếp tục tăng trưởng cao với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 19,5% và 20,4%. Nộp Ngân sách nhà nước 5.750 tỷ đồng.

Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động thông qua đa dạng hóa, đổi mới và nâng cấp công nghệ.

Năm 2021, Tập đoàn đã triển khai 43 dự án chuyển đổi số nội bộ xuyên suốt hoạt động quản trị, vận hành, kinh doanh đảm bảo hoạt động liên tục, nâng cao năng suất lao động trong bình thường mới. 

Tăng sự tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Hơn 3.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp cận miễn phí Chương trình vaccine số FPT eCovax đảm bảo hoạt động không gián đoạn ngay trong bối cảnh giãn cách, đảm bảo môi trường làm việc xanh toàn diện, chủ động thích ứng với mọi biến động.

Nâng cấp năng lực công nghệ trong các ngành công nghiệp. 

Mở rộng hệ sinh thái Made by FPT thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thích ứng linh hoạt và tăng trưởng kinh tế bền vững của mọi lĩnh vực trong bình thường mới. Năm 2021, doanh thu chuyển đổi số của Tập đoàn tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 713 tỷ đồng, tăng 42,8% so với cùng kỳ. 

Xã hội

Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

74.313 người học quy đổi trên toàn hệ thống được đào tạo tại tất cả các cấp học thuộc Tổ chức giáo dục FPT.

Về đào tạo nội bộ, trong năm 2021, Tập đoàn đã dành 99,3 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo, với 818.580 lượt CBNV tham gia, 3.803.220 giờ đào tạo. 

Cơ hội bình đẳng trong lãnh đạo ở các cấp.

Số cán bộ quản lý là nữ giới trong năm 2021 tăng 17,5% so với tỷ lệ tăng 10,9% của cán bộ quản lý là nam giới. 

Cung cấp công ăn việc làm chất lượng và bền vững cho tất cả phụ nữ và nam giới, kể cả những người trẻ tuổi và người khuyết tật, và trả công bằng nhau cho công việc có giá trị ngang nhau.

Trong năm 2021, số nhân sự nữ tăng tới 21,4% so với cùng kỳ, tỷ lệ này cũng tương đồng với mức tăng của nhân sự nam là 21,3%. 

Nguồn nhân lực của FPT tiếp tục được trẻ hóa với độ tuổi trung bình là 29 (năm 2020 con số này là 30). Tỷ lệ cán bộ quản lý dưới 40 tuổi chiếm 76,7% tổng số cán bộ quản lý của FPT, tương đương 2.022 người

Cung cấp cơ hội tiếp cận Internet một cách phổ cập và trong khả năng chi trả.

Bất chấp các khó khăn trong việc triển khai bán hàng trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, số lượng người dùng Internet và truyền hình trả tiền vẫn tăng trưởng ở mức cao, giúp tăng độ phủ cấp quận, huyện từ 55% năm 2020 lên 59% năm 2021. Băng thông quốc tế đạt 3.000Gbps.

Môi trường

Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của CBNV, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.

Các tác động đến môi trường của FPT chủ yếu đến từ việc xả thải, tiêu thụ năng lượng tại các văn phòng làm việc, các cửa hàng. Trong năm 2021, FPT tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất thải và khí thải tại các tòa nhà thuộc sở hữu của Tập đoàn và không để xảy ra vi phạm gì liên quan. 

Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng, tài nguyên có thể tái chế và các vật liệu tiết kiệm năng lượng.

Áp dụng thiết kế xanh, các giải pháp công nghệ để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng khi vận hành các văn phòng, các cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. Mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho CBNV. 

Vai trò và trách nhiệm của các bên trong quản trị phát triển bền vững

Bộ phận chịu trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm

HĐQT

Phê duyệt, ban hành chiến lược và định hướng phát triển bền vững trong toàn Tập đoàn.

Ban Điều hành

Đảm bảo việc triển khai chiến lược phát triển bền vững thông qua các hoạt động:

  • Xây dựng mục tiêu phát triển bền vững cụ thể cho Tập đoàn và CTTV.
  • Chỉ đạo triển khai các chương trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.
  • Giám sát kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn và CTTV.

Công ty thành viên

  • Đảm bảo hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng và chiến lược chung của Tập đoàn.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình triển khai chiến lược phát triển bền vững của đơn vị.

Xác định các vấn đề trọng yếu

Dựa trên mức độ quan tâm của các bên liên quan, hoạt động của doanh nghiệp cũng như tham chiếu 17 mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Tập đoàn xác định các vấn đề trọng yếu nhằm xác định mức độ ưu tiên và thực hiện phân bổ nguồn lực nhằm đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của các bên liên quan.

Quy trình xác định các vấn đề trọng yếu

Bước 1:

Xác định các vấn đề chính có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và lợi ích của các bên liên quan dựa trên: 

  • Nghiên cứu thông tin từ các báo cáo thị trường, báo cáo ngành.
  • Phân tích các báo cáo đánh giá, khảo sát khách hàng của Tập đoàn.
  • Phân tích đặc thù kinh doanh của ngành và các lĩnh vực hoạt động cụ thể của Tập đoàn.
  • Phản hồi từ cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
  • Tìm hiểu các hướng dẫn về xây dựng báo cáo phát triển bền vững.

 

Bước 2:

Đánh giá các vấn đề trọng yếu được các bên quan tâm dựa trên:

  • Sàng lọc các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên.
  • Thẩm định, xác nhận từ lãnh đạo cấp cao
  • Lựa chọn danh sách, phân loại các vấn đề trọng yếu đối với Tập đoàn/Công ty thành viên theo 3 nội dung: Kinh tế, xã hội, môi trường

 

Bước 3:

Lựa chọn các vấn đề trọng yếu tập trung triển khai:

  • Vì một môi trường xanh với hoạt động trọng tâm: xây dựng các khu campus, văn phòng làm việc xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tiết kiệm năng lượng.
  • Vì sự phát triển của các bên liên quan hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Nâng cao hiệu quả quản trị trên tất cả các khía cạnh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

Định hướng chung

Dựa trên chiến lược kinh doanh, FPT xây dựng định hướng và chiến lược phát triển bền vững đảm bảo sự hài hòa của ba yếu tố: Phát triển kinh tế, Hỗ trợ cộng đồng và Bảo vệ môi trường. Đồng thời, khi xác lập các chương trình hành động, FPT cũng tham chiếu với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc và bộ tiêu chuẩn GRI Standards. 

Các mục tiêu phát triển bền vững kêu gọi hành động toàn cầu hướng đến một tương lai phát triển bền vững của tất cả các quốc gia vào năm 2030. Là Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, FPT sẵn sàng tham gia và đóng vai trò trong tất cả 17 mục tiêu thiên niên kỷ này. Nhưng với đặc thù hoạt động kinh doanh, các hoạt động của chúng tôi ảnh hưởng trực tiếp nhất đến 08 điều được nêu dưới đây.

Giáo dục có chất lượng; Bình đẳng giới; Năng lượng sạch với giá thành hợp lý; Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế; Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm; Hành động về khí hậu; Quan hệ đối tác vì các mục tiêu.

Các chương trình hành động

Ở một khía cạnh nào đó, đại dịch Covid – 19 kéo dài trong suốt hai năm vừa qua, đã cho thấy một cách tiếp cận sâu sắc và toàn diện hơn về phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu cũng như tại mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, tổ chức. Phát triển bền vững không chỉ là sự hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường mà cốt lõi là phải cùng chia sẻ lợi ích, chia sẻ giá trị và cả những rủi ro, đồng thời phải thực sự đặt yếu tố con người vào trung tâm của sự phát triển. Do đó, trong năm 2021 cũng như trong dài hạn, các chương trình hành động triển khai định hướng và chiến lược phát triển bền vững của FPT luôn hướng đến việc giúp các bên liên quan và cộng đồng giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực của đại dịch cùng phát triển thịnh vượng bám sát các chương trình trọng điểm của 17 mục tiêu thiên niên kỷ.

Nhóm chủ đề

Chương trình hành động

Kết quả năm 2021

Kinh tế

Duy trì tăng trưởng kinh tế.

Các chỉ tiêu kinh doanh tiếp tục tăng trưởng cao với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 19,5% và 20,4%. Nộp Ngân sách nhà nước 5.750 tỷ đồng.

Thúc đẩy nâng cao năng suất lao động thông qua đa dạng hóa, đổi mới và nâng cấp công nghệ.

Năm 2021, Tập đoàn đã triển khai 43 dự án chuyển đổi số nội bộ xuyên suốt hoạt động quản trị, vận hành, kinh doanh đảm bảo hoạt động liên tục, nâng cao năng suất lao động trong bình thường mới. 

Tăng sự tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Hơn 3.000 doanh nghiệp tại Việt Nam đã tiếp cận miễn phí Chương trình vaccine số FPT eCovax đảm bảo hoạt động không gián đoạn ngay trong bối cảnh giãn cách, đảm bảo môi trường làm việc xanh toàn diện, chủ động thích ứng với mọi biến động.

Nâng cấp năng lực công nghệ trong các ngành công nghiệp. 

Mở rộng hệ sinh thái Made by FPT thúc đẩy quá trình chuyển đổi số thích ứng linh hoạt và tăng trưởng kinh tế bền vững của mọi lĩnh vực trong bình thường mới. Năm 2021, doanh thu chuyển đổi số của Tập đoàn tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 713 tỷ đồng, tăng 42,8% so với cùng kỳ. 

Xã hội

Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.

74.313 người học quy đổi trên toàn hệ thống được đào tạo tại tất cả các cấp học thuộc Tổ chức giáo dục FPT.

Về đào tạo nội bộ, trong năm 2021, Tập đoàn đã dành 99,3 tỷ đồng cho các hoạt động đào tạo, với 818.580 lượt CBNV tham gia, 3.803.220 giờ đào tạo. 

Cơ hội bình đẳng trong lãnh đạo ở các cấp.

Số cán bộ quản lý là nữ giới trong năm 2021 tăng 17,5% so với tỷ lệ tăng 10,9% của cán bộ quản lý là nam giới. 

Cung cấp công ăn việc làm chất lượng và bền vững cho tất cả phụ nữ và nam giới, kể cả những người trẻ tuổi và người khuyết tật, và trả công bằng nhau cho công việc có giá trị ngang nhau.

Trong năm 2021, số nhân sự nữ tăng tới 21,4% so với cùng kỳ, tỷ lệ này cũng tương đồng với mức tăng của nhân sự nam là 21,3%. 

Nguồn nhân lực của FPT tiếp tục được trẻ hóa với độ tuổi trung bình là 29 (năm 2020 con số này là 30). Tỷ lệ cán bộ quản lý dưới 40 tuổi chiếm 76,7% tổng số cán bộ quản lý của FPT, tương đương 2.022 người

Cung cấp cơ hội tiếp cận Internet một cách phổ cập và trong khả năng chi trả.

Bất chấp các khó khăn trong việc triển khai bán hàng trong năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, số lượng người dùng Internet và truyền hình trả tiền vẫn tăng trưởng ở mức cao, giúp tăng độ phủ cấp quận, huyện từ 55% năm 2020 lên 59% năm 2021. Băng thông quốc tế đạt 3.000Gbps.

Môi trường

Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng của CBNV, bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu.

Các tác động đến môi trường của FPT chủ yếu đến từ việc xả thải, tiêu thụ năng lượng tại các văn phòng làm việc, các cửa hàng. Trong năm 2021, FPT tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất thải và khí thải tại các tòa nhà thuộc sở hữu của Tập đoàn và không để xảy ra vi phạm gì liên quan. 

Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng, tài nguyên có thể tái chế và các vật liệu tiết kiệm năng lượng.

Áp dụng thiết kế xanh, các giải pháp công nghệ để giảm thiểu việc sử dụng năng lượng khi vận hành các văn phòng, các cửa hàng trên phạm vi toàn quốc. Mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho CBNV. 

Vai trò và trách nhiệm của các bên trong quản trị phát triển bền vững

Bộ phận chịu trách nhiệm

Vai trò và trách nhiệm

HĐQT

Phê duyệt, ban hành chiến lược và định hướng phát triển bền vững trong toàn Tập đoàn.

Ban Điều hành

Đảm bảo việc triển khai chiến lược phát triển bền vững thông qua các hoạt động:

  • Xây dựng mục tiêu phát triển bền vững cụ thể cho Tập đoàn và CTTV.
  • Chỉ đạo triển khai các chương trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn.
  • Giám sát kết quả thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn và CTTV.

Công ty thành viên

  • Đảm bảo hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững theo định hướng và chiến lược chung của Tập đoàn.
  • Thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình triển khai chiến lược phát triển bền vững của đơn vị.

Xác định các vấn đề trọng yếu

Dựa trên mức độ quan tâm của các bên liên quan, hoạt động của doanh nghiệp cũng như tham chiếu 17 mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, Tập đoàn xác định các vấn đề trọng yếu nhằm xác định mức độ ưu tiên và thực hiện phân bổ nguồn lực nhằm đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của các bên liên quan.

Quy trình xác định các vấn đề trọng yếu

Bước 1:

Xác định các vấn đề chính có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Tập đoàn và lợi ích của các bên liên quan dựa trên: 

  • Nghiên cứu thông tin từ các báo cáo thị trường, báo cáo ngành.
  • Phân tích các báo cáo đánh giá, khảo sát khách hàng của Tập đoàn.
  • Phân tích đặc thù kinh doanh của ngành và các lĩnh vực hoạt động cụ thể của Tập đoàn.
  • Phản hồi từ cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.
  • Tìm hiểu các hướng dẫn về xây dựng báo cáo phát triển bền vững.

 

Bước 2:

Đánh giá các vấn đề trọng yếu được các bên quan tâm dựa trên:

  • Sàng lọc các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên.
  • Thẩm định, xác nhận từ lãnh đạo cấp cao
  • Lựa chọn danh sách, phân loại các vấn đề trọng yếu đối với Tập đoàn/Công ty thành viên theo 3 nội dung: Kinh tế, xã hội, môi trường

 

Bước 3:

Lựa chọn các vấn đề trọng yếu tập trung triển khai:

  • Vì một môi trường xanh với hoạt động trọng tâm: xây dựng các khu campus, văn phòng làm việc xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tiết kiệm năng lượng.
  • Vì sự phát triển của các bên liên quan hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
  • Nâng cao hiệu quả quản trị trên tất cả các khía cạnh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

Hoạt động vì một môi trường xanh

Chúng tôi hiểu việc giám sát, thích ứng và áp dụng các sáng kiến, ứng dụng linh hoạt công nghệ trong quá trình sử dụng năng lượng, tài nguyên là vô cùng cần thiết giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chung của toàn nhân loại.

Xem thêm

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, các tác động trực tiếp lên môi trường trong quá trình vận hành, kinh doanh của FPT là không đáng kể. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu việc giám sát, thích ứng và áp dụng các sáng kiến, ứng dụng linh hoạt công nghệ trong quá trình sử dụng năng lượng, tài nguyên là vô cùng cần thiết giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chung của toàn nhân loại.

Về phát thải khí nhà kính, theo lộ trình quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, kể từ năm 2023 các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng ở mức từ 1.000 TOE (Tấn dầu quy đổi) trở lên sẽ phải kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Theo dữ liệu thống kê sơ bộ từ các tòa nhà thuộc sở hữu của FPT, mức tiêu thụ điện năng trung bình khoảng 4 triệu kWh, tương đương 700 TOE. Hiện FPT chưa thực hiện đánh giá đo đạc chỉ số phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, đây là mối quan tâm hàng đầu của FPT khi đầu tư vào các tòa nhà văn phòng, các khu campus trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn tới, FPT sẽ tiếp tục có những sáng kiến và biện pháp giảm thiểu cũng như đánh giá, đo lường chỉ số này.

Chú trọng đầu tư xây dựng môi trường làm việc xanh

Với hệ thống văn phòng làm việc trải rộng trên toàn quốc, FPT luôn ý thức mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho CBNV.

Bên cạnh đó, khi đầu tư xây dựng các khu văn phòng, FPT luôn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Đồng thời, trong quá trình thiết kế, FPT luôn ưu tiên việc ứng dụng các công nghệ mới, chất liệu thân thiện với môi trường và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường cũng như tiêu thụ năng lượng. Các khu tổ hợp đào tạo và công viên phần mềm của FPT tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Tp.HCM và Cần Thơ được xây dựng theo mô hình campus với khu nhà văn phòng tích hợp khu vui chơi, giải trí, cây xanh, cảnh quan thân thiện với môi trường như Làng phần mềm F-Ville tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội); ĐH FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội); khu phức hợp văn phòng FPT Complex tại khu Đô thị FPT City (Đà Nẵng); F-Town tại khu Công nghệ cao Thủ Đức (Tp.HCM) …. Trong đó nhiều công trình đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về kiến trúc xanh đáp ứng các tiêu chí thân thiện với môi trường, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

  • Wallpaper – Tạp chí hàng đầu về kiến trúc, mỹ thuật và thời trang nước Anh đã xếp campus F-Town 3 vào bộ ba công trình đặc trưng cho lối kiến trúc Sinh khí hậu (bioclimatic) – phong cách xây dựng, thiết kế cấu trúc toà nhà tận dụng tối đa lợi thế của khí hậu, thiên nhiên để mang đến môi trường sống thoải mái, tiện nghi cho con người. Hơn 40% công trình bao gồm cả không gian mở và các hành lang đều không cần trang bị điều hòa nhiệt độ.
  • Khu phức hợp văn phòng FPT Complex (Đà Nẵng) được Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới trao Chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) dựa trên việc đạt được mức tiết kiệm ít nhất 20% đối với cả ba tiêu chí năng lượng, nước và vật liệu so với các công trình điển hình. 
  • Tòa nhà hiệu bộ FPT (khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội) được vinh danh trong hạng mục Giáo dục tương lai tại Festival kiến trúc thế giới và giành giải nhất tại cuộc thi Kiến trúc xanh do Hội kiến trúc sư Việt Nam tổ chức về việc sử dụng vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và dựa trên đặc thù lĩnh vực hoạt động, FPT luôn ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng mặt trời trong việc đảm bảo cung cấp nhiệt lượng cho hệ thống dẫn nước chung của các tòa nhà. Việc này không chỉ giúp Tập đoàn đảm bảo các cam kết về bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng, đảm bảo cung cấp nước nóng, sưởi ấm trong mùa đông tại các tòa nhà thuộc khu vực miền Bắc. 

Các cơ sở của chúng tôi đều được đặt tại các thành phố lớn trên cả nước với khí hậu chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Do đó, khi thiết kế các tòa nhà, chúng tôi đã xây dựng hệ thống lưu trữ nước nhân tạo để tận dụng tối đa nguồn nước từ tự nhiên vào mùa mưa. Đồng thời, các tòa nhà cũng được thiết kế hệ thống lọc nước thải để tận dụng làm nguồn nước sửa dụng cho một số mục đích phù hợp như tưới cây, giúp tối ưu chi phí tiêu thụ nước, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài ra, hệ thống hồng ngoại và máy phun xoay chiều tự động được áp dụng trên tất cả các khuôn viên cây xanh trong các tòa nhà để giảm thiểu việc sử dụng nước và đảm bảo sự phát triển của hệ thống cây xanh mang lại môi trường làm việc thân thiện với thiên nhiên cho CBNV. 

Đối với nguồn nước sử dụng từ hệ thống nước sạch của thành phố, chúng tôi luôn đảm bảo thực hiện các quy định thống nhất trong các tòa nhà, campus về tiết kiệm và sử dụng nước. Các khu vực chung đều sử dụng vòi nước cảm ứng tự động tắt khi không sử dụng. Và phát động phong trào sử dụng nước tiết kiệm tại các văn phòng trên toàn hệ thống.

Đối với các hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi đều vận hành để đạt chuẩn nước thải TCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Và trong năm 2021, Tập đoàn không để xảy ra bất cứ vi phạm nào về việc xả thải ra môi trường.

Play
Play
Previous
Next

Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

Với hệ thống văn phòng làm việc trải rộng trên toàn quốc, FPT luôn ý thức mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần tạo ra môi trường làm việc sáng tạo từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo đó, khi đầu tư xây dựng các khu văn phòng, FPT luôn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, tiêu thụ năng lượng, xử lý chất thải/khí thải. Đồng thời, trong quá trình thiết kế, FPT luôn ưu tiên việc ứng dụng các công nghệ mới, chất liệu thân thiện với môi trường và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường cũng như tiêu thụ năng lượng và xả thải.

Trong năm 2021, Tập đoàn FPT, bao gồm các công ty thành viên không ghi nhận các biên bản/thông báo nào liên quan đến việc vi phạm các điều Luật và Quy định về môi trường. Việc xác nhận không có trường hợp vi phạm cũng được FPT căn cứ dựa trên các dữ liệu các văn bản đến và đi được lưu trữ trên hệ thống thông tin dữ liệu của công ty.

Quản lý, tiêu thụ hiệu quả năng lượng và nước

Nhằm giảm thiểu lãng phí trong tiêu thụ điện năng, FPT tập trung triển khai đồng bộ, liên tục và hiệu qua các biện pháp như sau: 

  • Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng/nước tự nhiên như: năng lượng mặt trời, nguồn nước ngầm và nước mưa.
  • Giảm phát khí thải nhà kính thông qua giảm tiêu thụ năng lượng các tòa nhà văn phòng thuộc sở hữu của Tập đoàn trên phạm vi toàn quốc.
  • Sử dụng hệ thống điều khiển các thiết bị điện, nước thông minh.
  • Thực hiện theo dõi tiêu thụ điện năng hàng tháng chặt chẽ. 
  • Định kỳ làm vệ sinh các giàn trao đổi nhiệt, đặc biệt các giàn nóng giải nhiệt gió không để bám bụi bẩn làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của giàn.
  • Duy tu, sửa chữa các hỏng hóc kịp thời để tránh tổn thất năng lượng cho hệ thống.
  • Thay thế việc sử dụng các bình đun nước nóng cục bộ bằng việc sử dụng trung tâm cung cấp nước nóng tập trung, có sử dụng năng lượng mặt trời. 
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để quản lý và vận hành một cách đúng đắn, khoa học, hệ thống điều hòa không khí và thông gió trong các công trình, mang lại hiệu quả cao về tiết kiệm năng lượng.

 

Năm 2021, do áp dụng giãn cách xã hội kéo dài và trên diện rộng, Tập đoàn đã triển khai làm việc, đào tạo online để vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, an toàn sức khỏe CBNV, khách hàng vừa phát triển kinh doanh, vận hành liên tục. Do đó, việc tiêu thụ điện năng tại một số tòa nhà thuộc sở hữu của FPT có một số biến động. 

Trong đó, với những khu vực được sử dụng cho các hoạt động đào tạo, chỉ số tiêu thụ điện năng có xu hướng giảm mạnh do 100% học sinh, sinh viên thực hiện học online trong thời gian dài. Hệ thống báo cáo ghi nhận, mức tiêu thụ điện của khu campus Đại học FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) trong năm 2021 giảm tới 46% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên với những khu vực có hoạt động chủ yếu là văn phòng, trung tâm sản xuất/cung cấp dịch vụ CNTT, do nhu cầu làm việc từ xa qua kết nối mạng nội bộ tăng mạnh, hoạt động tiêu thụ điện năng chỉ giảm nhẹ hoặc duy trì mức ngang bằng hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, năm 2021, FPT cũng đưa vào sử dụng trụ sở mới với diện tích 102.000 m2 đáp ứng chỗ làm việc của hơn 9.000 nhân sự, đồng thời, tổng nhân sự cũng tăng 21,3% nên việc tiêu thụ điện năng cũng có sự biến động tương ứng.

Trong năm 2021, tổng lượng nước tiêu thụ tại các tòa nhà thuộc sở hữu của FPT tăng so với năm 2020 do Tập đoàn đưa vào sử dụng Trụ sở mới và mở rộng quy mô nhân sự. Đồng thời, tại một số khu vực như Đại học FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc điều chỉnh việc sử dụng nguồn cung cấp nước đầu vào từ nguồn nước giếng khoan sang nguồn nước máy.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, các tác động trực tiếp lên môi trường trong quá trình vận hành, kinh doanh của FPT là không đáng kể. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu việc giám sát, thích ứng và áp dụng các sáng kiến, ứng dụng linh hoạt công nghệ trong quá trình sử dụng năng lượng, tài nguyên là vô cùng cần thiết giúp giảm thiểu các tác động đến môi trường, ứng phó với tình hình dịch bệnh, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường chung của toàn nhân loại.

Về phát thải khí nhà kính, theo lộ trình quy định tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, kể từ năm 2023 các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng ở mức từ 1.000 TOE (Tấn dầu quy đổi) trở lên sẽ phải kiểm kê khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Theo dữ liệu thống kê sơ bộ từ các tòa nhà thuộc sở hữu của FPT, mức tiêu thụ điện năng trung bình khoảng 4 triệu kWh, tương đương 700 TOE. Hiện FPT chưa thực hiện đánh giá đo đạc chỉ số phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, đây là mối quan tâm hàng đầu của FPT khi đầu tư vào các tòa nhà văn phòng, các khu campus trên phạm vi toàn quốc. Trong giai đoạn tới, FPT sẽ tiếp tục có những sáng kiến và biện pháp giảm thiểu cũng như đánh giá, đo lường chỉ số này.

Chú trọng đầu tư xây dựng môi trường làm việc xanh

Với hệ thống văn phòng làm việc trải rộng trên toàn quốc, FPT luôn ý thức mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần nâng cao nhận thức về môi trường cho CBNV.

Bên cạnh đó, khi đầu tư xây dựng các khu văn phòng, FPT luôn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Đồng thời, trong quá trình thiết kế, FPT luôn ưu tiên việc ứng dụng các công nghệ mới, chất liệu thân thiện với môi trường và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường cũng như tiêu thụ năng lượng. Các khu tổ hợp đào tạo và công viên phần mềm của FPT tại Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định, Tp.HCM và Cần Thơ được xây dựng theo mô hình campus với khu nhà văn phòng tích hợp khu vui chơi, giải trí, cây xanh, cảnh quan thân thiện với môi trường như Làng phần mềm F-Ville tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội); ĐH FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội); khu phức hợp văn phòng FPT Complex tại khu Đô thị FPT City (Đà Nẵng); F-Town tại khu Công nghệ cao Thủ Đức (Tp.HCM) …. Trong đó nhiều công trình đã được các tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao về kiến trúc xanh đáp ứng các tiêu chí thân thiện với môi trường, hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

  • Wallpaper – Tạp chí hàng đầu về kiến trúc, mỹ thuật và thời trang nước Anh đã xếp campus F-Town 3 vào bộ ba công trình đặc trưng cho lối kiến trúc Sinh khí hậu (bioclimatic) – phong cách xây dựng, thiết kế cấu trúc toà nhà tận dụng tối đa lợi thế của khí hậu, thiên nhiên để mang đến môi trường sống thoải mái, tiện nghi cho con người. Hơn 40% công trình bao gồm cả không gian mở và các hành lang đều không cần trang bị điều hòa nhiệt độ.
  • Khu phức hợp văn phòng FPT Complex (Đà Nẵng) được Bộ Xây dựng và Ngân hàng Thế giới trao Chứng chỉ EDGE (Excellence in Design for Greater Efficiencies) dựa trên việc đạt được mức tiết kiệm ít nhất 20% đối với cả ba tiêu chí năng lượng, nước và vật liệu so với các công trình điển hình. 
  • Tòa nhà hiệu bộ FPT (khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội) được vinh danh trong hạng mục Giáo dục tương lai tại Festival kiến trúc thế giới và giành giải nhất tại cuộc thi Kiến trúc xanh do Hội kiến trúc sư Việt Nam tổ chức về việc sử dụng vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, và dựa trên đặc thù lĩnh vực hoạt động, FPT luôn ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng mặt trời trong việc đảm bảo cung cấp nhiệt lượng cho hệ thống dẫn nước chung của các tòa nhà. Việc này không chỉ giúp Tập đoàn đảm bảo các cam kết về bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí điện năng, đảm bảo cung cấp nước nóng, sưởi ấm trong mùa đông tại các tòa nhà thuộc khu vực miền Bắc. 

Các cơ sở của chúng tôi đều được đặt tại các thành phố lớn trên cả nước với khí hậu chia làm hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Do đó, khi thiết kế các tòa nhà, chúng tôi đã xây dựng hệ thống lưu trữ nước nhân tạo để tận dụng tối đa nguồn nước từ tự nhiên vào mùa mưa. Đồng thời, các tòa nhà cũng được thiết kế hệ thống lọc nước thải để tận dụng làm nguồn nước sửa dụng cho một số mục đích phù hợp như tưới cây, giúp tối ưu chi phí tiêu thụ nước, đặc biệt vào mùa khô. Ngoài ra, hệ thống hồng ngoại và máy phun xoay chiều tự động được áp dụng trên tất cả các khuôn viên cây xanh trong các tòa nhà để giảm thiểu việc sử dụng nước và đảm bảo sự phát triển của hệ thống cây xanh mang lại môi trường làm việc thân thiện với thiên nhiên cho CBNV. 

Đối với nguồn nước sử dụng từ hệ thống nước sạch của thành phố, chúng tôi luôn đảm bảo thực hiện các quy định thống nhất trong các tòa nhà, campus về tiết kiệm và sử dụng nước. Các khu vực chung đều sử dụng vòi nước cảm ứng tự động tắt khi không sử dụng. Và phát động phong trào sử dụng nước tiết kiệm tại các văn phòng trên toàn hệ thống.

Đối với các hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi đều vận hành để đạt chuẩn nước thải TCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Và trong năm 2021, Tập đoàn không để xảy ra bất cứ vi phạm nào về việc xả thải ra môi trường.

Play
Play
Previous
Next

Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường

Với hệ thống văn phòng làm việc trải rộng trên toàn quốc, FPT luôn ý thức mô hình văn phòng xanh không chỉ giúp Công ty đạt được những hiệu quả nhất định trong việc tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành văn phòng mà còn góp phần tạo ra môi trường làm việc sáng tạo từ đó thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Theo đó, khi đầu tư xây dựng các khu văn phòng, FPT luôn thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường, tiêu thụ năng lượng, xử lý chất thải/khí thải. Đồng thời, trong quá trình thiết kế, FPT luôn ưu tiên việc ứng dụng các công nghệ mới, chất liệu thân thiện với môi trường và tận dụng tối đa các nguồn năng lượng tự nhiên để giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường cũng như tiêu thụ năng lượng và xả thải.

Trong năm 2021, Tập đoàn FPT, bao gồm các công ty thành viên không ghi nhận các biên bản/thông báo nào liên quan đến việc vi phạm các điều Luật và Quy định về môi trường. Việc xác nhận không có trường hợp vi phạm cũng được FPT căn cứ dựa trên các dữ liệu các văn bản đến và đi được lưu trữ trên hệ thống thông tin dữ liệu của công ty.

Quản lý, tiêu thụ hiệu quả năng lượng và nước

Nhằm giảm thiểu lãng phí trong tiêu thụ điện năng, FPT tập trung triển khai đồng bộ, liên tục và hiệu qua các biện pháp như sau: 

  • Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng/nước tự nhiên như: năng lượng mặt trời, nguồn nước ngầm và nước mưa.
  • Giảm phát khí thải nhà kính thông qua giảm tiêu thụ năng lượng các tòa nhà văn phòng thuộc sở hữu của Tập đoàn trên phạm vi toàn quốc.
  • Sử dụng hệ thống điều khiển các thiết bị điện, nước thông minh.
  • Thực hiện theo dõi tiêu thụ điện năng hàng tháng chặt chẽ. 
  • Định kỳ làm vệ sinh các giàn trao đổi nhiệt, đặc biệt các giàn nóng giải nhiệt gió không để bám bụi bẩn làm giảm khả năng trao đổi nhiệt của giàn.
  • Duy tu, sửa chữa các hỏng hóc kịp thời để tránh tổn thất năng lượng cho hệ thống.
  • Thay thế việc sử dụng các bình đun nước nóng cục bộ bằng việc sử dụng trung tâm cung cấp nước nóng tập trung, có sử dụng năng lượng mặt trời. 
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để quản lý và vận hành một cách đúng đắn, khoa học, hệ thống điều hòa không khí và thông gió trong các công trình, mang lại hiệu quả cao về tiết kiệm năng lượng.

 

Năm 2021, do áp dụng giãn cách xã hội kéo dài và trên diện rộng, Tập đoàn đã triển khai làm việc, đào tạo online để vừa đảm bảo các quy định phòng chống dịch, an toàn sức khỏe CBNV, khách hàng vừa phát triển kinh doanh, vận hành liên tục. Do đó, việc tiêu thụ điện năng tại một số tòa nhà thuộc sở hữu của FPT có một số biến động. 

Trong đó, với những khu vực được sử dụng cho các hoạt động đào tạo, chỉ số tiêu thụ điện năng có xu hướng giảm mạnh do 100% học sinh, sinh viên thực hiện học online trong thời gian dài. Hệ thống báo cáo ghi nhận, mức tiêu thụ điện của khu campus Đại học FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) trong năm 2021 giảm tới 46% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên với những khu vực có hoạt động chủ yếu là văn phòng, trung tâm sản xuất/cung cấp dịch vụ CNTT, do nhu cầu làm việc từ xa qua kết nối mạng nội bộ tăng mạnh, hoạt động tiêu thụ điện năng chỉ giảm nhẹ hoặc duy trì mức ngang bằng hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, năm 2021, FPT cũng đưa vào sử dụng trụ sở mới với diện tích 102.000 m2 đáp ứng chỗ làm việc của hơn 9.000 nhân sự, đồng thời, tổng nhân sự cũng tăng 21,3% nên việc tiêu thụ điện năng cũng có sự biến động tương ứng.

Trong năm 2021, tổng lượng nước tiêu thụ tại các tòa nhà thuộc sở hữu của FPT tăng so với năm 2020 do Tập đoàn đưa vào sử dụng Trụ sở mới và mở rộng quy mô nhân sự. Đồng thời, tại một số khu vực như Đại học FPT tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc điều chỉnh việc sử dụng nguồn cung cấp nước đầu vào từ nguồn nước giếng khoan sang nguồn nước máy.

Vì sự phát triển của các bên liên quan

Cùng với sự chung tay của 37.180 CBNV, trong năm 2021, FPT đã hỗ trợ 183,6 tỷ đồng cho hoạt động trách nhiệm xã hội, mang lại những giá trị cả về vật chất và tinh thần thiết thực nhất cho 134.494 người trên phạm vi toàn quốc. Các hoạt động chủ yếu tập trung vào hỗ trợ cộng đồng phòng, chống Covid-19…

Xem thêm

Người lao động

Tính đến hết 31/12/2021, quy mô nhân lực của FPT tăng 21,3% so với cùng kỳ, đạt 37.180 người. Trong đó, Khối Công nghệ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt với 24.068 nhân sự, chiếm tới 64,7% tổng nhân lực của Tập đoàn, tăng 28,5% so với cùng kỳ. Đây cũng là lực lượng nòng cốt đóng góp quan trọng trong việc mở rộng hệ sinh thái, giải pháp chuyển đổi số Made by FPT, góp phần tạo động lực tăng trưởng mới cho Tập đoàn trong dài hạn. 

Cơ cấu nhân lực theo khối kinh doanh

Khối Công nghệ
0
nhân sự
Khối Viễn thông
0
nhân sự
Khối Giáo dục, Đầu tư và Khác
0
nhân sự

Hiểu rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển bền vững của Tập đoàn, hoạt động quản trị và phát triển nhân sự của FPT tập trung vào 03 hoạt động bao gồm: (1) Gia tăng tính đa dạng của nguồn nhân lực, (2) Tạo điều kiện tốt nhất để phát triển tài năng, (3) Liên tục cải thiện các chính sách đãi ngộ và phúc lợi. 

Những nỗ lực trên trong hoạt động nhân sự của FPT cũng đã được cộng đồng công nhận thông qua các giải thưởng lớn về Nhân sự từ các tổ chức uy tín trên thế giới. Năm 2021 là năm thứ 2 liên tiếp Tập đoàn được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất ngành công nghệ thông tin, phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử” do Tổ chức cộng đồng mạng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố. Đồng thời, trong lĩnh vực cung cấp Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài, FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) là một trong những doanh nghiệp xuất sắc được vinh danh là “Nơi làm việc tốt nhất châu Á” năm 2021 dựa trên khảo sát độc quyền do Tạp chí HR Asia thực hiện với 30.000 nhân sự từ 581 doanh nghiệp tại Việt Nam. 

 

Gia tăng tính đa dạng của nguồn nhân lực

Là doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên toàn cầu, FPT có lực lượng nhân lực đa dạng về trình độ, tuổi tác, tôn giáo, vùng miền, dân tộc, ngôn ngữ, đặc trưng cá nhân…. FPT luôn tôn trọng và thấu hiểu, chấp nhận mọi người như họ vốn có, cả mặt mạnh, mặt yếu, cả điểm tốt và chưa hoàn thiện, đồng thời, tạo điều kiện tối đa để các thành viên được phát triển bản thân, hoài bão, nhờ đó, nâng cao chất lượng nguồn lực. Trong thời gian tới, lực lượng Gen Z dự kiến sẽ ngày càng gia tăng và trở thành lực lượng lao động chính trong tương lai, với những khác biệt so với các thế hệ trước và tiềm năng bứt phá. FPT luôn sẵn sàng chào đón và là nơi nguồn nhân lực trẻ được thỏa sức học hỏi, sáng tạo và cống hiến.

Cải thiện tính cân bằng giới

Mặc dù ngành công nghệ có đặc thù là tỷ lệ nhân viên nam cao nhưng FPT luôn nỗ lực tạo cơ hội bình đẳng, công bằng cho tất cả người lao động, không phân biệt giới tính. Trong năm 2021, số nhân sự nữ tăng tới 21,4% so với cùng kỳ, tỷ lệ này cũng tương đồng với mức tăng của nhân sự nam là 21,3%. Đặc biệt, số cán bộ quản lý là nữ giới cũng tăng 17,5% so với tỷ lệ tăng 10,9% của cán bộ quản lý là nam giới. 

Cơ cấu nhân lực theo giới tính

Nam
0
chiếm 62,8%
Nữ
0
chiếm 37,2%
Thu hút nhân sự từ nhiều nền văn hóa và sắc tộc

Là Tập đoàn công nghệ có quy mô toàn cầu, Tập đoàn không chỉ tập trung mở rộng quy mô hoạt động mà còn chú trọng tăng cường sử dụng đội ngũ nhân sự, chuyên gia bản địa tăng lợi thế cạnh tranh và hiểu rõ hơn văn hóa kinh doanh, làm việc của từng thị trường. Do đó, đội ngũ nhân sự của FPT không ngừng được mở rộng về cả quốc tịch và địa bàn làm việc. 37.180 CBNV hoạt động trải rộng tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với 52 quốc tịch khác nhau như: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh Pháp, Slovakia, Philippines, Ấn Độ… Tại nước ngoài, FPT có tới gần 3.000 nhân sự đang làm việc tại các khu vực Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, trong đó tập trung chủ yếu tại Nhật Bản. Với nguồn nhân lực đa dạng làm việc trên hầu khắp thế giới, FPT đã phát huy được trí tuệ và sức mạnh của nguồn nhân lực đa dạng trên toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Tập đoàn.

Thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp cho nhân sự trẻ với nền tảng giáo dục khác nhau

Nguồn nhân lực của FPT tiếp tục được trẻ hóa với độ tuổi trung bình là 29 (năm 2020 con số này là 30). Tỷ lệ nhân sự dưới dưới 30 tuổi chiếm 63,5% tổng nhân lực toàn Tập đoàn, tương đương 23.626 người. Tỷ lệ nhân sự trên 50 tuổi chỉ chiếm 0,7% tổng nhân sự. Tỷ lệ cán bộ quản lý dưới 40 tuổi chiếm 76,7% tổng số cán bộ quản lý của FPT, tương đương 2.022 người. Đây tiếp tục là đội ngũ đóng vai trò thiết yếu vào quá trình tăng trưởng, khẳng định vị thế công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam. 

Cơ cấu nhân lực của FPT theo trình độ và theo độ tuổi

Tiêu chíSố nhân lực (người)Tỷ lệ trên tổng quy mô nhân lực
Trình độ đào tạo
Dưới đại học7.85721,1%
Đại học và trên đại học29.323 78,9%
Độ tuổi
Dưới 3023.62663,5%
Từ 30 – 5013.29835,8%
Trên 50256 0,7%

Số cán bộ quản lý theo độ tuổi